Loét giác mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Loét giác mạc là một vết thương hở hình thành ở giác mạc. Nguyên nhân thường là do bị nhiễm trùng. Thậm chí, những tổn thương rất nhỏ ở mắt hoặc sự mài mòn gây ra do đeo kính áp tròng quá lâu cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Tại sao lại bị loét giác mạc?
Nguyên nhân chính của loét giác mạc là do nhiễm trùng.
Viêm giác mạc do Acanthamoeba: Loại nhiễm trùng này thường gặp ở những người hay đeo kính áp tròng.
Viêm giác mạc do virus herpes: là tình trạng nhiễm virus thường gây ra các đợt bùng phát lặp lại, bao gồm các tổn thương và đau ở mắt. Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến các đợt bùng phát, bao gồm stress, tiếp xúc quá lâu với ánh mặt trời hoặc bất cứ tác nhân nào làm hệ miễn dịch suy yếu.
Viêm giác mạc do nấm: đây là tình trạng nhiễm nấm phát triển sau một tổn thương giác mạc do cây cối hoặc các vật liệu có nguồn gốc thực vật gây ra. Viêm giác mạc do nấm có thể sẽ phát triển ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Các nguyên nhân khác:
Những người đeo kính áp tròng mềm đã hết hạn hoặc đeo kính áp tròng dùng một lần trong một khoảng thời gian dài (qua đêm) thường có nguy cơ cao bị loét giác mạc.
Triệu chứng của loét giác mạc
Bạn có thể sẽ nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng trước khi nhận thấy loét giác mạc. Triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm:
Triệu chứng của loét giác mạc bao gồm:
Tất cả các triệu chứng của loét giác mạc đều rất nghiêm trọng và nên được điều trị ngay để tránh mù lòa. Bản thân loét giác mạc sẽ trông giống như một vùng hoặc các đốm màu xám hoặc trắng trên bề mặt giác mạc (bình thường giác mạc vốn trong suốt). Một số trường hợp loét giác mạc quá nhỏ sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính lúp. Tuy nhỏ, nhưng những trường hợp này bạn vẫn có thể cảm nhận được các triệu chứng trên.
Chẩn đoán loét giác mạc
Bác sỹ chuyên khoa mắt sẽ khám mắt để chẩn đoán tình trạng loét giác mạc.
Một loại xét nghiệm dùng để kiểm tra loét giác mạc là nhuộm màu mắt bằng fluorescein. Trong loại xét nghiệm này, một giọt thuốc nhuộm màu cam sẽ được đặt lên một mảnh giấy thấm mỏng. Mảnh giấy thấm này sau đó sẽ được chạm nhẹ vào bề mặt mắt để truyền thuốc nhuộm vào mắt. Bác sỹ sau đó sẽ chiếu một loại ánh sáng tím đặc biệt vào mắt để tìm xem có bất kỳ vùng nào có màu xanh không thông qua một loại kính hiển vi đặc biệt. Các tổn thương giác mạc sẽ chuyển màu xanh khi đèn tím chiếu vào.
Điều trị loét giác mạc
Một khi bác sỹ đã tìm ra nguyên nhân loét giác mạc, bạn sẽ được kê đơn thuống chống nấm, chống vi khuẩn hoặc chống virus ở mắt để điều trị các vấn đề tiềm ẩn. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, bác sỹ sẽ kê thuốc nhỏ mắt chống khuẩn cho bạn trong khi kiểm tra mẫu vết loét để tìm nguyên nhân nhiễm trùng. Thêm vào đó, bạn có thể sẽ phải dùng thuốc nhỏ mắt có corticosteroid. Các bác sỹ thường kê loại thuốc nhỏ mắt này trong trường hợp mắt bị viêm và sưng.
Trong quá trình điều trị, bạn cũng sẽ được yêu cầu tránh:
Cấy giác mạc
Trong những trường hợp nặng, loét giác mạc sẽ cần phải cấy ghép giác mạc. Cấy ghép giác mạc bao gồm việc loại bỏ lớp mô giác mạc và sẽ được thay thế bằng lớp mô hiến tặng. Theo phòng khám Mayo, cấy ghép giác mạc là một thủ thuật tương đối an toàn. Nhưng cũng giống như các loại phẫu thuật khác, luôn có nguy cơ đi kèm. Phẫu thuật cấy ghép giác mạc có thể dẫn đến các biến chứng như:
Làm thế nào để ngăn chặn loét giác mạc?
Cách tốt nhất để ngăn chặn loét giác mạc là điều trị càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát triển triệu chứng của nhiễm trùng mắt hoặc ngay sau khi bạn bị chấn thương mắt.
Các biện pháp dự phòng khác bao gồm:
Triển vọng lâu dài
Một số người sẽ bị mất thị lực nghiêm trọng hoặc gặp các vấn đề về thị lực do sẹo phát triển vào võng mạc. Loét giác mạc cũng có thể sẽ gây ra sẹo vĩnh viễn trên mắt. Trong những trường hợp hiếm, toàn bộ mắt sẽ bị tổn thương.
Mặc dù loét giác mạc có thể điều trị được, và đa số mọi người đều bình phục khá tốt sau điều trị, nhưng việc giảm thị lực vẫn có thể xảy ra.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm giác mạc
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.