Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chấn thương đầu ở trẻ em

Khi trẻ bị ngã, đặc biệt ngã đập đầu, mẹ nên cẩn thận theo dõi tình hình nếu không muốn xảy ra bất cứ nguy hiểm nào từ ca chấn thương đầu tưởng chừng vô hại này!

Chấn thương đầu ở trẻ em

Chấn thương đầu được chia thành 2 loại:

  • Tốn thương bên ngoài( thường là da đầu)
  • Tổn thương bên trong, bao gồm hộp sọ, mạch máu bên trong hộp sọ và não.

May mắn thay, hầu hết trẻ em khi ngã hoặc đập đầu thường chỉ gây tổn thương da dầu, và thường gây sợ hãi nhiều hơn là nguy hại. Tốn thương bên trong thường nghiêm trọng hơn vì nó có thể gây chảy máu hoặc gây tổn thương não.

  1. Tổn thương bên ngoài (da đầu)

Da đầu chứa rất nhiều mạch máu, chính vì thế chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể gây chảy nhiều máu. Đôi khi những tĩnh mạch trên da đầu có thể rò rỉ dịch và máu. Nhìn bề ngoài giống như một vết sưng bầm trên đầu và thường phải mất nhiều ngày thậm chí một tuần thì mới khỏi.

Những việc cần làm:

  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu bé nhà bạn dưới 7 tuổi bị mất nhận thức; hoặc trẻ ở bất kì độ tuổi nào có những triệu chứng sau:
  • khóc không ngừng
  • kêu đau đầu và cổ (những đứa trẻ bé hơn hoặc đang bập bẹ có thể quấy khóc nhiều hơn)
  • nôn nhiều lần
  • khó tỉnh dậy
  • khó dỗ dành
  • không nói chuyện hoặc đi lại bình thường
  • Nếu bé nhà bạn không phải là trẻ sơ sinh, không bị mất nhận thức và phản ứng nhanh nhẹn, cư xử bình thường sau khi ngã hoặc đập đầu:
  • Chườm lạnh vết thương khoảng 20 phút mỗi 3-4 giờ.
  • Khi chườm đá nên bọc trong khăn tắm, đá lạnh được chườm trực tiếp có thể gây tổn thương chỗ da bị trầy xước.
  • Theo dõi trẻ cẩn thận trong vòng 24 giờ.
  • Nếu bạn phát hiện dấu hiệu của tổn thương bên trong, hãy lập tức gọi cho bác sĩ.
  • Nếu sự việc xảy ra bất ngờ gần giờ ngủ trưa hoặc ngủ tối và bé nhà bạn đi ngủ luôn ngay sau đó, hãy kiểm tra một vài lần trong lúc bé đang ngủ.
  • Nếu sắc mặt và cách thở của bé bình thường, và bạn không thấy có vấn đề gì, cứ để bé ngủ (trừ khi bác sĩ đưa ra những lời khuyên khác). Không nhất thiết phải giữ bé tỉnh ngủ khi bé có chấn thương đầu.
  • Nếu bạn thấy không yên tâm về tình trạng của bé, đánh thức bé bằng cách cho bé ngồi dậy. Bình thường bé sẽ hét ầm ĩ lên và cố gắng ngồi vững. Nếu bé có biểu hiện thẫn thờ, gật gù, cố gắng đánh thức bé tỉnh hoàn toàn. Nếu bạn không thể đánh thức bé tỉnh ngủ hoặc bé có những dấu hiệu của tốn thương bên trong, ngay lập tức gọi cho bác sĩ hoặc 115 để gọi xe cứu thương.

Tổn thương bên trong

Dịch não tủy là một chất dịch trong suốt làm đệm giúp não không bị tốn thương. Nhưng nếu có một cú đập đầu mạnh có thể khiến não bị đập vào một bên của hộp sọ hoặc gây chảy máu.

Một vài tổn thương bên trong đầu có thể rất nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. Bao gồm vỡ xương sọ, vỡ mạch máu, hoặc tổn thương não.

Rất khó để biết mức độ nghiêm trọng của một chấn thương đầu, chính vì thế việc cần làm là đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Triệu chứng và những điều cần làm

Gọi 115 nếu bé nhà bạn có những triệu chứng sau sau khi có chấn thương đầu:

  • không tỉnh táo trong thời gian dài
  • thở không bình thường
  • vết thương nghiêm trọng có thể thấy được
  • chảy máu hoặc dịch trong suốt từ mũi, tai, hoặc miệng
  • rối loạn thị lực hoặc ngôn ngữ
  • yếu hoặc liệt
  • đau cổ hoặc cứng cổ
  • co giật

Nếu bé nhà bạn không tỉnh táo:

  • Không di chuyển bé trong trường hợp có tốn thương cổ hoặc cột sống.
  • Gọi sự giúp đỡ từ người khác
  • Quay người đứa bé đang nôn hoặc co giật sang một bên trong khi giữ đầu và cổ thẳng hàng. Điều này giúp ngăn tức thở và bảo vệ bé trong trường hợp cổ và đầu có tổn thương.

Nếu trẻ còn tỉnh táo:

  • Giữ bé bình tĩnh và cố định.
  • Nếu có chảy máu, dùng băng cứu thương sạch hoặc vô khuẩn băng lại.
  • Không rửa vết thương sẽ khiến cho máu chảy nhiều và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trong nếu hộp sọ bị vỡ.
  • Không ấn trực tiếp vào vết thương nếu bạn nghi ngờ hộp sọ bị vỡ.
  • Không di chuyển bất kì vật gì bị mắc kẹt trong hộp sọ.

Choáng

Choáng là sự mất tạm thời chức năng bình thường của não do chấn thương - đây cũng là một loại tổn thương bên trong có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn.

Trong nhiều trường hợp, choáng có thể nhẹ và không gây tổn thương về sau. Trẻ bị choáng thường hồi phục trong vòng một hoặc hai tuần mà không để lại vấn đề gì về sức khỏe.

Chơi thể thao là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến choáng. Để bảo vệ trẻ , hãy chắc chắn rằng chúng mang những vật dụng bảo vệ phù hợp, không để trẻ tiếp tục chơi nếu chúng vừa có chấn thương đầu.

Nếu trẻ đang có một tổn thương ở đầu, theo dõi những dấu hiệu có thể có của choáng như:

  • "nhìn thấy sao" và cảm thấy mơ màng, chóng mặt hoặc không tỉnh táo
  • mất trí nhớ, ví dụ khó khăn trong việc nhớ lại những gì đã xảy ra trước và sau chấn thương.
  • nôn
  • đau đầu
  • nhìn mờ và nhạy cảm với ánh sáng
  • nói lắp hoặc nói những thứ không có ý nghĩa
  • khó khăn trong việc tập trung, suy nghĩ hoặc đưa ra quyết định
  • khó điều chỉnh hoặc lấy thăng bằng( ví dụ không thể bắt quả bóng hoặc thực hiện những động tác dễ khác)
  • lo sợ hoặc dễ cáu kỉnh mà không có lí do

Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị chóang hãy thông báo ngay cho bác sĩ

Ngăn ngừa chấn thương đầu

Rất khó để không để trẻ gặp bất cứ chấn thương nào, nhưng đây là một số cách bạn có thể sử dụng để ngăn trẻ bị đập đầu

Chắc chắn rằng:

  • nhà bạn là nơi an toàn cho trẻ để tránh những tai nạn trong nhà
  • trẻ luôn được mặc đồ bảo hộ phù hợp và thiết bị an toàn khi đạp xe, trượt ván và những môn thể thao tương tác
  • trẻ luôn sử dụng dây thắt an toàn hoặc ngồi ở vị trí an toàn
  • trẻ không tiếp tuc chơi những trò chơi hoặc những môn thể thao khó cho đến khi bác sĩ đồng ý. Nếu trẻ lại bị tổn thương não trong thời gian hồi phục, sẽ mất nhiều thời gian hơn để trẻ hồi phục hoàn toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phải làm gì nếu em bé ngã từ trên giường xuống?

Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm