Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chấn thương đầu kiểu ngược đãi

Chấn thương đầu kiểu ngược đãi là một vấn đề phổ biến và rất nguy nhiểm nhưng nhiều cha mẹ chưa nhận ra và ý thức được

Chấn thương đầu kiểu ngược đãi

Định nghĩa

Chấn thương đầu kiểu ngược đãi còn được gọi là hội chứng rung lắc trẻ. Đây được coi là một hình thức lạm dụng trẻ em có thể gây tử vong hoặc để lại tổn thương nghiêm trọng cho trẻ trong suốt cuộc đời. Thông thường, trẻ dưới 1 tuổi thường gặp phải loại lạm dụng này, nhưng có thể xảy ra với trẻ em đến 5 tuổi.

Triệu chứng chấn thương đầu kiểu ngược đãi

Trong trường hợp nghiêm trọng, chấn thương đầu kiểu ngược đãi ở trẻ nhỏ có thể gây bất tỉnh, động kinh hoặc sốc.

Các triệu chứng ban đầu khác của chấn thương đầu kiểu ngược đãi có thể bao gồm:

  • Nôn
  • Cáu gắt
  • Buồn ngủ bất thường
  • Khó mút hoặc nuốt
  • Không quan tâm đến ăn uống
  • Biểu hiện cứng đơ
  • Thay đổi ý thức
  • Không cười, nói lảm nhảm, hoặc nói chuyện
  • Đồng tử có kích thước khác nhau
  • Không thể nâng đầu
  • Không thể tập trung mắt hoặc theo dõi chuyển động

Trong nhiều trường hợp, chấn thương đầu kiểu ngược đãi cũng để lại những vấn đề lâu dài ảnh hưởng đến trẻ về thể chất và trí tuệ. Trẻ sống sót sau chấn thương đầu kiểu ngược đãi có thể phải sống phụ thuộc vào y tế, giáo dục đặc biệt và các dịch vụ xã hội trong suốt phần đời còn lại.

Nguyên nhân gây chấn thương đầu kiểu ngược đãi

Chấn thương đầu kiểu ngược đãi xảy ra khi một đứa trẻ bị rung chuyển dữ dội, đánh vào đầu, ném vào đầu có chủ ý. Chấn thương thường xảy ra khi người cha hoặc người trông trẻ sử dụng quá nhiều sức mạnh đối với trẻ, khi không thể đối phó với việc trẻ khóc quá nhiều.

Lắc mạnh một đứa trẻ hoặc đánh vào đầu bé làm cho não trẻ lắc qua lại bên trong hộp sọ. Điều này đặc biệt đúng ở trẻ sơ sinh mà cơ cổ chưa phát triển đầy đủ. Chuyển động làm cho não của trẻ bị sưng tấy, bầm tím, và chảy máu do vỡ mạch máu, tổn thương thần kinh và mô.

Chẩn đoán

Hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay nếu nghi ngờ con của bạn đang bị chấn thương đầu kiểu ngược đãi. Vì một số triệu chứng (ví dụ như nôn mửa hoặc bị kích thích) cũng có thể gặp ở các bệnh khác, điều quan trọng là bác sĩ biết liệu con bạn có bị rung lắc hoặc đánh vào đầu hay không.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán và tìm ra mức độ tổn thương nghiêm trọng: kiểm tra mắt của trẻ bị có bị chảy máu; tìm kiếm các dấu hiệu trên hộp sọ, cánh tay hoặc chân; và kiểm tra các vết thâm tím xung quanh cổ hoặc ngực của trẻ. Một số chẩn đoán hình ảnh (ví dụ như chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI) có thể cho thấy bằng chứng phù nề hoặc chảy máu trong não. Những xét nghiệm này cũng có thể cho thấy xương sọ hoặc xương sườn gãy.

Ngăn ngừa

Bởi vì nguyên nhân bắt nguồn từ người trông trẻ, do đó hoàn toàn có thể ngăn ngừa chấn thương đầu kiểu ngược đãi. Hiểu được hậu quả của chấn thương đầu có thể giúp bạn có một vai trò tích cực trong việc phòng ngừa này với con của bạn.

Điều quan trọng đối với tất cả những ai chăm sóc trẻ là học cách đối phó với các tình huống căng thẳng (ví dụ như khi con bạn khóc trong một thời gian dài). Một cách để đối phó với căng thẳng là hít thở sâu, tìm nơi an toàn cho con của bạn (ví dụ như nôi), và đi bộ đến phòng khác trong 10 đến 15 phút để bình tĩnh. Khi bạn cảm thấy không kiểm soát được, hãy gọi cho một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình để giúp con mình hoặc giúp bạn lấy lại sự kiểm soát.

Dỗ em bé đang khóc là không dễ dàng. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể cố gắng để bình tĩnh cho em bé, bao gồm những điều sau đây:

  • Hát
  • Đưa trẻ đi xe hoặc đi dạo
  • Đưa cho trẻ một chai hoặc núm vú giả
  • Cho trẻ bú sữa mẹ
  • Nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé
  • Kết hợp những cách trên với những "tiếng ồn trắng" cũng có thể giúp ích cho bạn.

Nếu bạn có người trông trẻ chăm sóc cho con bạn, điều quan trọng là phải dạy cho người trông trẻ về những nguy hiểm của việc rung lắc một đứa trẻ. Hãy chắc chắn rằng người đó biết phải làm gì nếu người đó cảm thấy căng thẳng trong khi chăm sóc cho con của bạn. Chọn một người trông trẻ cẩn thận và tiếp tục theo dõi sự an toàn của con bạn dưới sự chăm sóc của họ.

Điều trị

Đối với những trường hợp nhẹ, con bạn có thể cần uống thuốc, nằm viện, và theo dõi tại nhà. Trong các trường hợp nặng nhất, trẻ có thể phải điều trị ở phòng cấp cứu của bệnh viện hoặc phòng điều trị để ngăn chặn chảy máu hoặc giảm sưng trong não của trẻ.

Sống với chấn thương đầu kiểu ngược đãi

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương, con của bạn có thể phải được theo dõi. Những trẻ sống sót sau chấn thương đầu kiểu ngược đãi có thể bị bệnh về sức khỏe lâu dài, ví dụ:

  • Mất khả năng nghe vĩnh viễn
  • Mất thị lực
  • Co giật
  • Chậm phát triển ngôn ngữ, tư duy
  • Khiếm khuyết trong trí thông minh
  • Khó khăn khi ghi nhớ và chú ý
  • Bại não

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 dấu hiệu cho thấy bạn cần đi cấp cứu sau một chấn thương đầu

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Familydoctor
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm