Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao xuất hiện co giật sau chấn thương sọ não?

Khoảng 10% những người đã bị chấn thương sọ não cần nhập viện, sẽ xuất hiện co giật. Trong đa số các trường hợp, nếu ai đó có nguy cơ bị co giật sau khi bị thiếu máu não thoáng qua thì tình trạng này sẽ xảy ra trong vài ngày đầu hoặc vài tuần sau tai nạn. Tuy nhiên, với một số ít các trường hợp, cơn co giật có thể bắt đầu vài tháng hoặc nhiều năm sau khi bị chấn thương.

Tại sao xuất hiện co giật sau chấn thương sọ não?

Tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện cơn co giật đầu tiên, chúng được phân loại ra thành các loại sau:

  • Co giật sớm sau chấn thương: Loại co giật này xảy ra trong 7 ngày đầu sau chấn thương sọ não. Khoảng 25% những người trải qua cơn cơn co giật sớm sau chấn thương sẽ có một cơn cơn co giật khác tại thời điểm nào đó trong tương lai
  • Co giật muộn sau chấn thương: Đây là những cơn co giật xảy ra hơn một tuần sau chấn thương vùng não. Khoảng 80% số bệnh nhân bị thiếu máu não thoáng qua sẽ có ít nhất thêm một cơn cơn co giật trong suốt cuộc đời.
  • Động kinh: Bất cứ khi nào có cơn co giật lặp lại, thì sẽ được coi là động kinh. Khoảng một nửa số người mắc chứng động kinh do chấn thương sọ não sẽ tiếp tục bị co giật trong suốt quãng đời còn lại.

Chuyện gì sẽ xảy ra trong cơn co giật?

Một cơn cơn co giật xảy ra khi chức năng điện não bình thường bị mất cân bằng. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do như những tổn thương về mặt vật lý, sưng, hoặc chảy máu.

Cơn co giật gây ra một loạt các triệu chứng. Một số triệu chứng rất nhẹ, rất khó phát hiện chỉ bằng quan sát. Ngược lại, trong một số trường hợp, cơn co giật có thể gây ra các hành vi bạo lực và không kiểm soát, mất trí nhớ và bất tỉnh.

Một số dấu hiệu của cơn co giật bao gồm:

  • Nhìn chằm chằm vào không gian và không phản hồi giọng nói hoặc không phản hồi khi chạm vào
  • Không kiểm soát được các cử động mắt
  • Môi run
  • Mệt mỏi đột ngột quá mức có thể kèm theo chóng mặt hoặc không
  • Không thể nói hoặc hiểu người khác
  • Không kiểm soát được cử động đầu, chân tay, thân. Run nhiều.

Ngoài cơn co giật, có thể rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang. Sau cơn co giật, có thể mất một thời gian để cơ thể "thức dậy" và nhận ra bạn đã bị co giật cũng như nhận thức được về môi trường. Đối với cơn co giật kéo dài hơn 2 phút, có thể mất vài ngày để hồi phục hoàn toàn và bạn có thể sẽ gia tăng tình trạng lú lẫn, khó đi bộ và nói chuyện.

Điều gì làm tăng nguy cơ co giật?

Có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn cơn co giật sau chấn thương đầu.

Các thương tích thâm nhập, như vết thương do súng đạn, có khả năng dẫn đến cơn co giật cao nhất. Người ta ước tính khoảng 60-70% số người bị chấn thương sọ não chấn thương sẽ bị co giật.

Nếu sau chấn thương đầu có cục máu đông và cần phải tiến hành trên 2 cuộc phẫu thuật thì nguy cơ bị co giật là khoảng 35%.

Nếu chấn thương đầu hoàn toàn nằm trong hộp sọ (không có chấn thương xâm lấn hoặc phẫu thuật) nguy cơ co giật là khoảng 20%.

Có nhiều yếu tố khác mà bạn có thể kiểm soát cũng có thể làm tăng nguy cơ bị co giật sau khi bị thiếu máu não thoáng qua.

Thuốc và  rượu làm tăng nguy cơ bị co giật. Điều này rất nguy hiểm vì nếu bạn đã uống rượu hoặc dùng các loại thuốc khác, bạn có thể sẽ nôn mửa trong quá trình bị co giật và bạn sẽ không kiểm soát được phản ứng nôn và ho của bạn. Điều này có thể dẫn đến việc hít phải các chất trong dạ dày vào trong phổi và có thể gây tử vong.

Không đủ giấc ngủ và bị căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ co giật. Đôi khi một cơn co giật xảy ra vài năm sau khi bị chấn thương não khi người bệnh đang trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi.

Các bệnh khác không liên quan đến chấn thương đầu cũng có thể làm tăng nguy cơ co giật. Sốt cao, nôn mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến co giật.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Sơ cứu khi gặp người bị co giật

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Xem thêm