Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về bệnh mạch máu não

Bệnh mạch máu não là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ. Thông thường, bệnh mạch máu não cùng với các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác có thể dẫn đến đột quỵ.

Những điều cần biết về bệnh mạch máu não

Bệnh mạch máu não là gì?

Bệnh mạch máu não là bệnh của các mạch máu trong não, đặc biệt là các động mạch trong não. Các động mạch trong não sẽ vận chuyển máu và cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cũng như cung cấp oxy cho mô não. Bệnh mạch máu não phát triển theo thời gian vì các mạch máu trong não dễ bị tổn thương do tăng huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, bệnh mạch máu di truyền hoặc hút thuốc.

Tổn thương đến lớp nội mô của mạch máu khiến chúng trở nên hẹp, cứng và đôi khi có hình dạng không đều. Thông thường, các mạch máu không bị tổn thương được mô tả là có chứng xơ vữa động mạch, thường kết hợp với tích tụ cholesterol.

Bệnh mạch não gây đột quỵ như thế nào?

Khi các mạch máu trong não phát triển bệnh mạch máu não, chúng sẽ có khuynh hướng tạo cục máu đông nhiều hơn. Một cục máu đông có thể bắt đầu hình thành trong động mạch khi động mạch hẹp hoặc bị biến dạng bên trong. Khi cục máu đông phát triển bên trong mạch máu, nó được gọi là huyết khối. Một cục huyết khối di chuyển và đi qua các mạch máu đến vị trí khác trong cơ thể sẽ gây tắc mạch. Huyết khối có thể bị mắc kẹt trong các mạch máu hẹp trong não, đặc biệt là những mạch máu đã bị tổn thương do bệnh mạch não, gây ra sự gián đoạn cung cấp máu, gọi là thiếu máu cục bộ.

Những bất thường do bệnh mạch não gây ra sẽ khiến các mạch máu dễ bị rách, tăng nguy cơ xuất huyết, chảy máu. Khi tình trạng xuất huyết xảy ra, tổn thương mô não do chảy máu cũng như tổn thương mô não gây ra do thiếu máu cục bộ sẽ xảy ra đồng thời.

Thông thường, nguyên nhân gây ra bệnh mạch não dài hạn sẽ dẫn đến đột quỵ đột ngột. Huyết khối do một cục máu đông chạy từ tim hoặc động mạch cảnh vào não là nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ. Nguyên nhân cũng có thể là do tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Các nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh mạch não gây đột quỵ đột ngột bao gồm co thắt mạch máu, thường là do thuốc, điều trị hoặc sự thay đổi đột ngột của huyết áp.

Khi bệnh mạch não phát triển, thông thường, người bệnh cũng sẽ mắc bệnh tim mạch và các bệnh về mạch máu trên cơ thể. Nguyên nhân của bệnh mạch não là tương tự như nguyên nhân gây bệnh của các mạch máu khác. Một số người có xu hướng mắc bệnh mạch máu ở vị trí cụ thể trên cơ thể hơn các mạch máu ở các vị trí khác.

Cũng có một số bệnh di truyền sẽ dễ gây bệnh mạch máu tại não hơn là bệnh mạch máu tại các vị trí khác.

Hậu quả của bệnh mạch não

Sự xuất hiện của bệnh mạch não não lan rộng có thể gây đột quỵ nhỏ, thầm lặng theo thời gian. Bởi vì não thường có khả năng tự sửa chữa một số tình trạng tổn thương, nhiều người bị các cơn đột quỵ nhỏ và không bị các triệu chứng bởi vì các vùng não khác sẽ bù lại bằng cách làm việc gấp đôi.

Bệnh mạch máu não và chứng sa sút trí tuệ

Bệnh mạch máu não có thể góp phần dẫn đến các triệu chứng của chứng mất trí. Một số người bị bệnh mạch não nặng không thể hiện các triệu chứng điển hình liên quan đến các cơn đột qụy chẳng hạn như yếu liệt, khó nói hoặc mất thị lực, thay vào đó là họ sẽ biểu hiện bằng chứng sa sút trí tuệ. Điều này là do sự khó khăn của não trong việc tích hợp những suy nghĩ và ký ức qua nhiều cơn đột quỵ nhỏ theo thời gian.

Làm thế nào để biết bạn bị bệnh mạch não?

Thông thường, những người có nhiều cơn đột quỵ thầm lặng do bệnh mạch não sẽ rất ngạc nhiên khi họ biết rằng kết quả chụp MRI não hoặc chụp CT não của họ cho thấy họ bị đột quỵ trước đó.

Trong các tình huống này, kết của chụp phim sẽ mô tả bệnh mạch nhỏ, đột quỵ hay bệnh chất trắng. Theo thời gian, nếu nhiều cơn đột quỵ nhỏ xảy ra, dần dần khi đạt đến ngưỡng, các triệu chứng sẽ trở nên rõ rang hơn. Tại thời điểm này, các triệu chứng có thể đột nhiên trở nên rõ ràng nếu khả năng bù đắp của não bị “quá tải”.

Thông thường không có xét nghiệm sàng lọc để tìm ra bệnh mạch não, mặc dù đôi khi nó có thể được phát hiện trên các nghiên cứu chụp não. Nếu kết quả chụp CT não hoặc chụp MRI não cho thấy bạn không có bệnh mạch nào thì không có nghĩa là bạn không bị bệnh.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra sự phát triển của bệnh mạch não là cách tốt nhất để hồi phục và để ngăn ngừa bệnh  trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết các bệnh mạch não có thể được cải thiện ít nhất bằng cách giảm lượng cholesterol, kiểm soát huyết áp và bệnh tiểu đường, cai thuốc lá. Ngoài ra, có thể sẽ cần phải sử dụng thêm một số loạit huốc kê đơn và thay đổi lối sống, ví dụ như tập thể thao hàng ngày và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: 11 điều cần biết về bại não

Bình luận
Tin mới
  • 01/11/2024

    Tiêm phòng cúm trong thời kỳ mang thai có an toàn hay không?

    Tiêm vaccine cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm. Tiêm vaccine cúm trong thời kỳ mang thai được khuyến nghị giúp bảo vệ cả mẹ và em bé khỏi bệnh cúm.

  • 31/10/2024

    Sử dụng thực phẩm bền vững - Khó hay dễ?

    Tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng thực phẩm bền vững tốt cho sức khỏe và môi trường đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, để điều này trở thành hiện thực cần sự thay đổi nhận thức và hành động cụ thể của cả cộng đồng.

  • 31/10/2024

    Củng cố hệ miễn dịch của trẻ với vitamin D3

    Vitamin D3 từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo bộ xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tối ưu. Không chỉ như vậy, những khám phá khoa học trong nhiều năm trở lại đây ngày càng làm sáng tỏ vai trò lớn hơn của Vitamin D3, đặc biệt là trong việc củng cố hệ thống miễn dịch.

  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

Xem thêm