Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

U não và cơn co giật

Những cơn co giật thường là triệu chứng đầu tiên xuất hiện khi có khối u trong não, dẫn đến chẩn đoán khối u. Điều này ngược với sự nhầm tưởng thông thường, cho rằng đau đầu là triệu chứng đầu tiên của u não. Đau đầu là triệu chứng phổ biến của các khối u não nhưng nghiên cứu cho thấy cơn co giật hoặc nhưng triệu chứng thần kinh khác mới là những triệu chứng thường xuất hiện đầu tiên

U não và cơn co giật

Điều quan trọng cần chú ý là không phải tất cả mọi người có u não đều xuất hiện cơn co giật. Một số loại u não ở những vị trí nhất định sẽ khiến người bệnh dễ bị co giật hơn những loại khác.

Những người thường xuyên có những cơn co giật tiếp diễn trong suốt thời gian điều trị và là mối quan tâm lớn với cả bệnh nhân và đội ngũ điều trị. Chất lượng cuộc sống và khả năng sống tự lập là 2 yếu tố chính thường được quan tâm ở những người bị co giật. Trong một số trường hợp, co giật có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Những cơn co giật là gì?

Khi xung điện bất thường trong não xảy ra đột ngột sẽ dẫn đến hậu quả là cơn co giật. Một cơn co giật gây nên những thay đổi về thể chất như co giật cả cơ thể, nhìn chằm chằm, mất tạm thời sự kiểm soát ruột và tiểu không tự chủ, thậm chí mất sự tỉnh táo. Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng và không bao giờ được bỏ qua và nên được báo cáo lại với bác sĩ. Nếu bạn nghi ngờ bạn có cơn co giật và không chắc chắn, báo cáo điều này với bác sĩ ngay lập tức.

Khi hầu hết mọi người nghĩ về cơn co giật, họ thường nghĩ về những chấn động nghiêm trọng và giật mạnh cơ thể.  Tuy nhiên, chúng có thể ít nghiêm trọng, chỉ gây rung lắc đầu hoặc chân. Một số cơn co giật chỉ khiến người bệnh nhìn chằm chằm trong vài phút. Loại co giật một người mắc phải sẽ rất đa dạng dựa vào vị trí khối u trên não.

Mức độ thường xuyên của co giật cũng liên quan đến khối u là nguyên phát hay di căn. Những người có khối u nguyên phát sẽ có tỷ lệ bị co giật cao hơn những người bị khối u di căn, và ở những bệnh nhân có khối u nguyên phát, co giật thường hiếm khi có độ ác tính cao. Co giật có thể là triệu chứng đặc trưng hoặc tiến triển về sau. Trong hai dãy bệnh nhân lớn mắc GBM, co giật là biểu hiện ban đầu trong 18% bệnh nhân và được biểu hiện tại thời điểm chẩn đoán (trung bình khoảng 1 năm) trong 29% bệnh nhân. Tần suất và khởi phát của cơn co giật ở bệnh nhân có u não di căn được biểu hiện ở 195 bệnh nhân, trong đó co giật biểu hiện khi chẩn đoán là 9% và sau đó tiến triển thêm 10%.

Co giật phổ biến ở u thần kinh đệm độ ác tính thấp (tuýp u não hay gặp nhất ở người lớn) hơn là tuýp có độ ác tính cao. Điều này cho thấy mức độ nặng của triệu chứng không liên quan đến kích thước khối u, mà vị trí, tuýp, và độ ác tính là nhân tố chính quyết định triệu chứng xuất hiện ở một bệnh nhân, đặc biệt là co giật.

 

Tại sao co giật xảy ra ở bệnh nhân u não?

Co giật có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân ở bệnh nhân u não, bao gồm:

  • Do bản thân khối u não hoặc sự tái phát triển của khối u
  • Tăng áp lực nội sọ do khối u
  • Thay đổi nồng độ thuốc
  • Mô sẹo do phẫu thuật
  • Căng thẳng
  • Mất ngủ

Sự quan trọng của kiểm soát cơn co giật ở bệnh nhân u não

Co giật có thể thường gặp ở bệnh nhân u não. Dù một bệnh nhân có 1 hoặc 100 cơn co giật, hoạt động kiểm soát và dự phòng là một phần quan trọng trong điều trị u não với những người có những tuýp u não nhất đinh. Trong hầu hết các trường hợp, những cơn co giật không dẫn đến nguy cơ cho sức khỏe (trừ khi chúng kéo dài vài phút hoặc hơn

Co giật có thể xảy ra bất kì khi nào, có thể dẫn đến chấn thương cho bệnh nhân và những người xung quanh. Người bị co giật thường gặp khó khăn trong các hoạt động hằng ngày như lái xe hoặc tắm. Thêm vào đó, có nguy cơ cao chấn thương đầu do ngã trong khi co giật.

Kiểm soát cơn co giật ở những bệnh nhân u não

Ở những bệnh nhân u não, co giật có thể được kiểm soát bằng thuốc chống co giật hoặc thuốc chống động kinh. Do tỉ lệ cao của co giật ở những người mắc một số loại u não, nó thường là một phần tiêu chuẩn trong điều trị bao gồm những nhóm thuốc để dự phòng co giật. Không phải ai cũng cần thuốc để dự phòng hoặc kiểm soát cơn co giật, chỉ những bệnh nhân có những tiêu chuẩn nhất định mới cần dùng thuốc.

Thông tin thêm trong bài viết: Sơ cứu khi gặp người bị co giật

Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm