Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 dấu hiệu cho thấy bạn cần đi cấp cứu sau một chấn thương đầu

Chấn thương đầu luôn là một loại chấn thương nguy hiểm, cho dù sau khi va chạm, bạn vẫn cảm thấy bình thường thì cũng không nên lơ là việc theo dõi.

Nếu sau khi bị chấn thương đầu, bạn thấy mình xuất hiện các dấu hiệu sau đây, thì bạn cần đến phòng cấp cứu ngay

Bạn bị đau đầu

Một trong số những dấu hiệu phổ biến nhất sau một chấn thương đầu là đau đầu. Dấu hiệu này xảy ra với khoảng 30% số người bị chấn thương đầu, và thường có nguyên nhân là do tích tụ máu hoặc dịch ở phía dưới sọ. Đa số các trường hợp đau đầu sau một chấn thương đầu đều không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu sau một vài ngày bị chấn thương đầu, bạn cảm thấy đau đầu và đi kèm với các triệu chứng của tình trạng chấn động (concussion), ví dụ như yếu tay hoặc chân, khó nói, mất ngủ hoặc cơn đau đầu diễn biến nặng hơn, thì bạn nên đến gặp bác sỹ ngay lập tức.

Bạn không ngửi thấy bất cứ mùi gì

Một triệu chứng có thể xuất hiện sau chấn thương đầu đó là chứng mất khứu giác hoặc mất khả năng cảm nhận mùi. Dấu hiệu này thường rất khó nhận biết, kể cả đối với các bác sỹ, vì nhiều người sẽ không cảm thấy khó chịu hoặc không bận tâm về việc bị mất hoặc thay đổi khứu giác. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu tâm tới khứu giác của mình. Bởi tình trạng mất khứu giác sau chấn thương đầu có thể có nguyên nhân là do  tổn thương đường thở. Và vì triệu chứng mất khứu giác không phải là dấu hiệu đặc trưng của chấn thương đầu (mất khứu giác cũng có thể là dấu hiệu của bệnh Alzheimer) nên việc đến khám bác sỹ và tìm ra nguyên nhân thực sự của tình trạng này là vô cùng quan trọng.

Bạn thường xuyên bị quên

Mất trí nhớ là một triệu chứng khá phổ biến ở những người đã từng bị chấn thương đầu nhưng đây thực sự là một triệu chứng nghiêm trọng bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy đã có tình trạng đụng giập hoặc bầm tím các mô não. Loại mất trí nhớ thường gặp nhất sau chấn thương đầu đó là trí nhớ ngược chiều (retrograde memory). Người bệnh có thể sẽ quên mất những sự kiện xảy ra trong quá khứ, trước khi chấn thương đầu xảy ra, đó có thể là những sự kiện xảy ra trước chấn thương đầu 2 giây hoặc 2 năm. Nhiều người gặp phải những triệu chứng này có thể sẽ vẫn lấy lại được trí nhớ lâu dài theo thời gian, mặc dù trong một số trường hợp, việc lấy lại trí nhớ xảy ra rất ngẫu nhiên. Nguyên nhân của tình trạng mất đi trí nhớ về những sự kiện xảy ra trước chấn thương, có thể là do sự mất cân bằng hóa chất trong não bộ.

Bạn cảm thấy chóng mặt

Việc cảm thấy bị chóng mặt sau một chất thương tại đầu hoặc cổ là rất bình thường, nhưng nếu tình trạng chóng mặt kéo dài, bạn sẽ cần tiến hành một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Nếu bạn được chẩn đoán mắc phải tình trạng chóng mặt sau chấn thương thì bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt khi xoay đầu ở một số vị trí, bạn cũng có thể sẽ bị đau nửa đầu đi kèm với chóng mặt, thậm chí là mất thính giác. những triệu chứng trên có thể sẽ diễn biến nặng hơn theo thời gian nếu bạn không được điều trị kịp thời.

Bạn bị nôn mửa

Nôn mửa gần như là một phản ứng ngay lập tức của cơ thể với các chấn thương về mặt thể chất ở bên ngoài. Nhưng nếu sau chấn thương, bạn vẫn có thể ăn trưa và sau đó lại nôn hết bữa trưa ra ngoài, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần đến gặp bác sỹ. Một nghiên cứu tại Anh chỉ ra rằng, 7% số người trưởng thành và 12% số trẻ em được khảo sát đã bị nôn mửa sau khi phải chịu đựng một chấn thương đầu. Trong số này, 28% người trưởng thành và 33% trẻ em xuất hiện tình trạng nứt hộp sọ, điều này gợi ý có mối liên quan giữa 2 tình trạng trên.

Bạn bị mất thói quen ngủ.

Theo một nghiên cứu gần đây về rối loạn giác ngủ, 60% số người được khảo sát sống chung với tình trạng chấn thương đầu và thường xuyên gặp phải tình trạng khó ngủ. Với một số người, khó ngủ sẽ khiến họ không nghỉ ngơi đầy đủ được vào ban đêm, trong khi với một số người họ có thể sẽ phải thức trắng đêm. Nguyên nhân của tình trạng này là do đảo lộn đồng hồ sinh học, thay đổi ảnh hưởng của một số chất hóa học lên cơ thể hoặc não bộ không thể kiểm soát được nhịp thở của cơ thể. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi về thói quen ngủ của mình  hoặc thấy bản thân mình xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm, thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sỹ để tránh được những thay đổi có hại cho cơ thể.

Bạn bị thay đổi cảm xúc

Mọi người đều có những thay đổi cảm xúc trong suốt cả ngày, và tất nhiên, một số người cũng sẽ bị thay đổi cảm xúc sau một chấn thương đầu. Nhưng nếu cảm xúc của bạn không trở nên tích cực hơn sau đó, thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Thay đổi cảm xúc sau chấn thương đầu thường không phải là những đợt ủ rũ, buồn bã nhỏ mà thường là những sự bùng phát cảm xúc thất thường, có nguyên nhân là do tổn thương vùng não bộ kiểm soát hành vi và cảm xúc. Một số người sẽ có những đợt tự khóc hoặc tự cười một cách vô lý, không phản ánh đúng tâm trạng của họ, ví dụ như cười một cách không kiểm soát được khi nghe một câu chuyền buồn.  Một số người sau chấn thương đầu cũng có thể sẽ dễ bị kích động hơng. Do vậy, tốt nhất, bạn nên đến bác sỹ kiẻm tra để có thể kiểm soát được cảm xúc của mình một cách tốt nhất.

Không coi thường các chấn thương đầu

Tất cả các bác sỹ đều cho rằng, bạn không nên coi thường bất cứ một chấn thương đầu nào, bởi bất cứ chấn thương đầu nào cũng có khả năng gây ra biến chứng, đôi khi những biến chứng chỉ xuất hiện sau nhiều năm. Những người đã từng bị chấn thương đầu ở mức độ trung bình hoặc nặng có thể sẽ có nguy cơ mắc các rối loạn do thoái hóa thần kinh cao hơn, ví dụ như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và chứng mất trí. Các chấn động tại đầu (concussion) cũng được coi là một dạng chấn thương đầu ở mức đọ nhẹ. Có những số liệu cho thấy những người đã bị chấn động tại đầu, đặc biệt là những người trên 65 tuổi, sẽ có nguy cơ bị chứng mất trí cao hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phải làm gì nếu em bé ngã từ trên giường xuống?

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm