Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tầm quan trọng của sơ cứu đối với bệnh nhân chảy máu

Cũng giống như việc hồi sức tim phổi, các cơ quan y tế công cộng đang cố gắn để nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sơ cứu ban đầu. Vì những nạn nhân chấn thương thường chết vì mất máu, chứ không phải do chấn thương, nên cầm máu là kỹ năng ưu tiên hàng đầu.

Tầm quan trọng của sơ cứu đối với bệnh nhân chảy máu

Trước khi có sự trợ giúp, người đi đường trong trường hợp có tai nạn xe hơi hoặc tai nạn xây dựng có thể cứu sống một người bằng cách đặt áp lực trực tiếp vào vết thương.

Vì một thương tích nghiêm trọng có thể dẫn đến mất máu và tử vong trong vòng vài phút, nên thời gian là vô cùng quan trọng. Ngay cả khi bạn không có kiến thức về y tế, bạn có thể nắm vững một số kỹ thuật đơn giản để cầm máu bằng cách tham gia một lớp học, tra trực tuyến hoặc tải một ứng dụng.

Việc tiếp xúc với máu của người khác có thể khiến bạn bị các bệnh về máu như HIV và viêm gan B và C, do vậy hãy sử dụng găng tay nếu có.

Kỹ thuật cầm máu rất đơn giản để thực hiện, không tốn kém và nó không mất nhiều thời gian.  Tất cả những việc bạn cần làm là đặt áp lực lên vị trí chảy máu và giữ máu trong cơ thể. Đối với các nạn nhân bị thương trên cánh tay và hai chân, nếu bạn thực hiện được kỹ thuật này và có thể đưa nạn nhân đến trung tâm chấn thương, họ có khả năng sống cao hơn.

Có một số kỹ thuật để cầm máu. Bước đầu tiên là bộc lộ vùng  da để bạn có thể nhìn thấy nơi chảy máu. Sử dụng một hoặc cả hai tay để duy trì áp lực vững chắc, ổn định trực tiếp trên vị trí chảy máu. Bạn cũng có thể sử dụng đầu gối, nếu cần, để duy trì áp lực.

Lựa chọn thứ hai là sử dụng băng keo hoặc băng ép được thiết kế để cầm máu, nếu có, hoặc quần áo, tạo áp lực vững chắc vào khu vực chảy máu.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, đặt dây garo vào một chi ở trên chỗ chảy máu 5-7 cm và thắt chặt cho đến khi chảy máu dừng lại (garo có thể được buộc trên quần áo). Nếu máu vẫn không ngừng chảy, có thể đặt một vòng garo thứ hai gần thân mình hơn. Nếu tổn thương xảy ra ở khớp như vai hoặc háng, hãy băng vết thương bằng gạc và không sử dụng dây garo.

Nếu nạn nhân bị bắn vào đầu hoặc bụng, bạn cũng nên tạo áp lực giúp làm ngừng chảy máu, nhưng nạn nhân ít có khả năng sống sót hơn.

Lưu ý rằng áp lực đặt lên vết thương có thể rất đau đớn cho người bị thương, và điều quan trọng là phải nói chuyện với nạn nhân và giải thích rằng cơn đau là cần thiết và xe cứu thương đang trên đường tới.

Các kỹ năng này có thể được áp dụng cho các thương tích ở tất cả các loại, từ tai nạn nhà bếp liên quan đến dao đến tai nạn ô tô.

Mất máu là cực kỳ nguy hiểm, gây ra một loạt các sự kiện y tế, bao gồm cả giảm nhiệt độ cơ thể gây ảnh hưởng đến đông máu, làm trầm trọng thêm lượng máu bị mất. Một khi bị mất khoảng 20% lượng máu, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái sốc không thể đảo ngược và không thể hồi phục được.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Sơ cứu người bị ngất

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo New York Times
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm