Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cảnh giác chấn thương đầu ở trẻ em

Trẻ em đang ở lứa tuổi hiếu động, thích nô đùa chạy nhảy, dễ bị vấp ngã và hay bị đập đầu vào các vật cứng, hay xuống đất hoặc nguy hiểm hơn là vào các vật sắc nhọn, gây chấn thương ở đầu.

Cảnh giác chấn thương đầu ở trẻ em

Chấn thương vùng đầu xảy ra khi trẻ đập đầu vào vật cứng hay xuống đất và nguy hiểm hơn là các vật sắc nhọn. Tai nạn này thường gặp khi trẻ đang trong giai đoạn học cách đi xe đạp, tham gia vào các hoạt động ngoài trời hay đơn giản chỉ chơi đùa trong gia đình.

Hầu hết những ca chấn thương vùng đầu khi trẻ chơi đùa chạy nhảy trong gia đình thường không quá nghiêm trọng và không để lại những triệu chứng gì đáng lo ngại ngoài những vết sưng, bầm tím. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những vết bầm tím nhỏ mà nhiều người không cho là có gì đáng lo ngại lại có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây chấn động não (concussion) ở trẻ em. Chấn động não có thể bắt nguồn từ:
  • Tác động mạnh trực tiếp vùng đầu, mặt và cổ
  • Ngã
  • Những cú đánh mạnh vào cơ thể gây tác động gián tiếp lên vùng đầu và não bộ

Chấn động não là một tổn thương tại não có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tư duy của trẻ.

Dấu hiệu và triệu chứng của chấn động não

Khi bị chấn động não, trẻ không nhất thiết sẽ bị bất tỉnh. Đối với trẻ nhỏ, triệu chứng của chấn động não thường không rõ ràng và khó giải thích. Sau khi bị chấn động não, con bạn có thể gặp phải một số dấu hiệu sau đây:

Thay đổi bên ngoài cơ thể

  • Đau đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Thay đổi thị giác
  • Bất tỉnh
  • Bị kích thích bởi ánh sáng hoặc âm thanh
  • Mất khả năng thăng bằng, kém phối hợp vận động
  • Giảm khả năng vận động, chạy nhảy, chơi đùa

Thay đổi về hành vi

  • Cáu kỉnh
  • Buồn bã
  • Hay lo lắng
  • Cảm xúc thay đổi thất thường

Các vấn đề về tư duy

  • Thời gian phản ứng chậm
  • Hay nhầm lẫn
  • Mất trí nhớ, kém khả năng tập trung
  • Cảm giác choáng váng

Rối loạn về giấc ngủ

  • Hay buồn ngủ
  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường

Một vài triệu chứng xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương, nhưng một số khác thường xuất hiện chậm hơn sau vài giờ, vài ngày thậm chí vài tháng hoặc chỉ xuất hiện khi trẻ bắt đầu phải đối mặt với những nhu cầu bình thường mỗi ngày. Ngoài ra, các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian. Con bạn vẫn có thể trông khá ổn ngay cả khi chúng đang hành động hoặc có cảm giác khác với bình thường.

Hầu hết mọi trường hợp đều có thể hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn. Tuy nhiên, ở một số trẻ, các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn. Nói chung, việc hồi phục thường tốn nhiều thời gian hơn đối với người già và trẻ em. Những đối tượng đã có tiền sử bị chấn thương não trước kia sẽ có nguy cơ mắc lại chấn thương này và có thể sẽ tốn nhiều thời gian hồi phục hơn so với lần chấn thương đầu tiên.

Chăm sóc trẻ sau chấn thương vùng đầu

Chăm sóc vết thương

Nếu con bạn bị vật nhọn đâm vào đầu, hãy rửa vết thương bằng nước ấm và xà phòng. Để cầm máu, hãy băng nhẹ vết thương bằng gạc vô trùng hoặc mảnh vải sạch. Nếu có sưng đau ở vùng bị thương, hãy sử dụng một ít đá lạnh cuốn vào vải và chườm lên chỗ sưng trong vòng khoảng 20 phút.

Xử trí khi trẻ bị chấn thương não

Nếu bạn cho rằng con mình đã bị chấn thương não, hay đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức. Nếu tai nạn xảy ra khi trẻ đang chơi thể thao, hãy yêu cầu trẻ ngừng chơi ngay lập tức để hạn chế những tổn thương nghiêm trọng hơn có thể gặp phải.

Khi nào nên đưa trẻ tới bác sỹ

Hãy đưa trẻ đi bác sỹ nếu con bạn bị một vết thương sâu cần phải khâu lại hoặc bạn nghi ngờ trẻ bị chấn động não.

Bác sỹ sẽ đánh giá tình trạng của trẻ cả về thể chất, khả năng nhận thức và các triệu chứng về thần kinh, ví dụ như tình trạng sưng đau của vết thương, khó khăn trong việc tập trung, các vấn đề về thị giác hay khả năng phối hợp vận động. Trẻ có thể sẽ cần phải chụp não hay phải nhập viện nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn và không có dấu hiệu được cải thiện.

Nếu bác sỹ chẩn đoán trẻ bị chấn động não, bác sỹ sẽ yêu cầu trẻ phải nghỉ ngơi hoàn toàn (cả về thể chất và trí óc). Đồng thời bác sỹ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp tùy vào trường hợp của trẻ.

Những trường hợp cấp cứu

Đưa trẻ tới phòng cấp cứu gần nhất hoặc gọi 115 khi trẻ có những dấu hiệu của tổn thương nghiêm trọng não bộ.

Dấu hiệu và triệu chứng tổn thương não bộ ở trẻ sơ sinh

  • Không chịu bú mẹ
  • Nôn chớ liên tục
  • Không ngừng quấy khóc
  • Luôn trong trạng thái ngủ lơ mơ, khó đánh thức
  • Động kinh
  • Thóp (phần trên đỉnh đầu) phồng lên

Dấu hiệu và triệu chứng tổn thương não bộ ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên

  • Đau đầu dữ dội
  • Nôn mửa liên tục
  • Hay nhầm lẫn, kích động hoặc bất thường về hành vi
  • Các vấn đề về thị giác, gặp khó khăn khi nói năng, đi lại
  • Cảm giác yếu ớt, co cứng hay giảm phối hợp vận động tay và chân
  • Buồn ngủ
  • Động kinh (co giật)

Thông tin thêm trong bài viết: 7 dấu hiệu cho thấy bạn cần đi cấp cứu sau một chấn thương đầu

PGs.Ts.Bs. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm