Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác hại không ngờ của việc rung lắc trẻ em

Thói quen tung lắc nhằm mục đích chơi đùa hoặc dỗ trẻ nín khóc là một thói quen tai hại của các ông bố bà mẹ nước ta. Trên thế giới đã cảnh báo rất nhiều về hành động này có thể để lại những di chứng rất nặng nề cho trẻ và bạn sẽ ân hận suốt đời.

Tác hại không ngờ của việc rung lắc trẻ em

Chấn thương đầu kiểu ngược đãi” (abusive head trauma - AHT) và “hội chứng rung lắc trẻ em” (shaken baby syndrome - SBS) là những tên gọi khác nhau của cùng một hội chứng. Trong đó thói quen rung lắc trẻ khi chơi đùa là dạng phổ biến nhất của AHT. Hội chứng này thường xảy ra đối với trẻ dưới 1 tuổi – chủ yếu với mục đích chơi đùa với trẻ hoặc dỗ cho trẻ nín khóc.

Chấn thương đầu kiểu ngược đãi” cũng là một thuật ngữ mà các bác sỹ sử dụng để miêu tả tình trạng tổn thương nghiêm trọng của não gây ra do rung lắc mạnh với cường độ cao và dừng hay va chạm đột ngột. Những tác động vào phần đầu và việc bế trẻ tung lên cao rồi rơi xuống cũng gây những chấn thương tương tự việc rung lắc mạnh đứa trẻ, do vậy các bác sỹ đều xếp chúng vào “chấn thương đầu kiểu ngược đãi”.

Khi đầu của trẻ không được giữ cố định và cổ bị di chuyển tự do theo hướng trước sau, phần não sẽ bị va đập vào hộp sọ và dẫn đến bầm tím, sưng đau và gây xuất huyết trong và xung quanh não. Lực tác động này cũng gây xuất huyết võng mạc là cơ quan nhận cảm ánh sáng của mắt có chức năng truyền hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy tới não bộ.

Trong trường hợp nặng trẻ với hội chứng AHT còn có thể bị tổn thương cột sống, cổ và thậm chí gãy xương. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào thời gian và cường độ trẻ bị rung lắc. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng cho thấy những tổn thương nghiêm trọng, tổn thương vĩnh viễn hay thậm chí tử vong có thể xảy chỉ trong vài giây rung lắc mạnh.

AHT có thể xảy ra bất ngờ khi bạn đang chơi đùa với trẻ hay không?

Việc cha mẹ chơi đùa bình thường với con cái sẽ không gây ra hội chứng AHT. AHT chủ yếu xảy ra từ một lực tác động đến trẻ gây chuyển động trước sau có cường độ mạnh và bất ngờ.

Hội chứng rung lắc trẻ chỉ xảy ra với trẻ nhỏ có phải không?

Hầu hết những ca “chấn thương đầu kiểu ngược đãi” xảy ra đối với trẻ dưới 1 tuổi (chiếm đa số là trẻ sơ sinh dưới 4 tháng). Nhưng đôi khi một số trẻ dưới 5 tuổi cũng có thể gặp phải hội chứng này.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương từ những hành động tưởng như vô hại của người lớn bởi phần đầu của trẻ nhỏ thường có tỷ lệ lớn hơn so với những phần còn lại của cơ thể, phần cơ cổ của trẻ cũng tương đối yếu nên cũng khó nâng đỡ tốt cho đầu.

Phần hộp sọ của trẻ sơ sinh khá mỏng và những mạch máu cũng mỏng manh và dễ rách hơn nhiều so với trẻ lớn và người trưởng thành. Cấu tạo hộp sọ phẳng hơn ở trẻ sơ sinh cũng khiến phần đầu phải chịu những lực tác động lớn hơn khi trẻ bị rung lắc.

Tần suất của hội chứng rung lắc trẻ em

Theo ước tính tại Mỹ, hàng năm cứ 10,000 trẻ dưới 5 tuổi thì có 2-3 trẻ là nạn nhân của hội chứng “chấn thương đầu kiểu ngược đãi”. Cứ 5 trẻ bị chấn thương này sẽ có 1 trẻ tử vong và chỉ khoảng 1/3 số trẻ gặp phải hội chứng này là sống sót mà không để lại di chứng gì.

Trẻ em trai có xu hướng bị rung lắc nhiều hơn trẻ em gái và thủ phạm thường là cha hoặc mẹ của trẻ.

Một nghiên cứu vào năm 2011 đã xem xét những số liệu cung cấp từ một bệnh viện nhi đồng ở 4 bang của Mỹ và nhận thấy một sự gia tăng đáng lo ngại những ca chấn thương não do AHT trong giai đoạn suy thoái kinh tế bắt đầu vào cuối năm 2007. Nghèo đói và những căng thẳng trong cuộc sống là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng lạm dụng, ngược đãi trẻ em. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải đáp thắc mắc về sử dụng tã bỉm đúng cách cho trẻ nhỏ

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Babycenter
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm