Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm dạ dày mạn tính

Bên cạnh loét dạ dày - tá tràng thì viêm dạ dày cũng là một bệnh lí rất thường gặp và gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt cũng như trong công việc. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về bệnh Viêm dạ dày mạn tính.

Viêm dạ dày mạn tính

Niêm mạc dạ dày chứa các tuyến tiết acid và enzym pepsin. Acid dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn, pepsin giúp thủy phân các protein. Acid trong dạ dày đủ mạnh để làm tổn thương dạ dày, vì vậy niêm mạc cũng tiết các chất nhày để bảo vệ chính nó.

Viêm dạ dày mạn tính xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị sưng hoặc viêm. Vi khuẩn, uống nhiều rượu và cafein, căng thẳng có thể gây viêm. Khi đó, dạ dày sẽ giảm tiết acid, pepsin và cả chất nhày bảo vệ.

Nếu bị viêm dạ dày, bạn có thể cảm thấy no dù ăn rất ít, không đau hoặc đau bụng âm ỉ, đau kéo dài. Không đột ngột như viêm dạ dày cấp, viêm dạ dày mạn tiến triển từ từ theo thời gian.

Ở một số trường hợp viêm dạ dày mạn tính kèm theo loét làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều đáp ứng tốt với điều trị và ít gây những ảnh hưởng kéo dài.

Triệu chứng

Bạn có thể bị viêm dạ dày mạn mà không có bất kì triệu chứng nào hoặc có những triệu chứng như:
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Khó tiêu
  • Đầy bụng, chướng bụng
  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Ợ chua, ợ hôi
  • Chán ăn
  • Sụt cân

Kích thích dạ dày là triệu chứng phổ biến nhưng không phải luôn luôn gặp trong viêm dạ dày mạn. Hãy đến khám bác sĩ nếu dạ dày của bạn bị kích thích kéo dài trên 1 tuần.

Ở một vài trường hợp nặng hơn, có thể xuất hiện triệu chứng chảy máu dạ dày hoặc đi ngoài phân đen. Hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn bị đi ngoài phân đen, nôn máu hoặc đau dạ dày dai dẳng.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân gây kích thích niêm mạc dạ dày và có thể gây viêm dạ dày mạn bao gồm:

  • Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài như asprin, ibuprofen
  • Uống quá nhiều rượu
  • Nhiễm Helicobacter Pylori (nó cũng gây loét dạ dày)
  • Một số bệnh khác như suy thận
  • Nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch
  • Căng thẳng nhiều và kéo dài
  • Chảy dịch mật vào dạ dày hoặc trào ngược dịch mật

Yếu tố nguy cơ

Bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm dạ dày mạn tính nếu lối sống và thói quen ăn uống của bạn làm tăng tiết acid dạ dày. Ví dụ như bạn thường xuyên tiêu thụ một số lượng lớn các chất dưới đây:

  • Chất béo (dầu, mỡ)
  • Hoa quả chua
  • Cà phê

Tương tự như vậy, uống nhiều rượu trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến viêm dạ dày mạn.

Cuộc sống căng thẳng hoặc các chấn thương có thể làm tăng tiết acid dạ dày. Nếu bạn bị suy giảm miễn dịch hoặc một số bệnh như bệnh Crohn, bạn cũng có nhiều nguy cơ bị viêm dạ dày mạn.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi bạn tiền sử bệnh và các triệu chứng của bạn, làm một số xét nghiệm cần thiết như:

  • Test H. pylori (virus gây loét dạ dày)
  • Xét nghiệm phân đánh giá xuất huyết dạ dày
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Nội soi dạ dày

Điều trị

Thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm giảm acid dạ dày của bạn. Các loại thuốc phổ biến nhất để làm giảm acid dạ dày bao gồm:
  • Thuốc kháng acid, như Alka-Seltzer và Tums
  • Thuốc kháng H2, như Zantac
  • Thuốc ức chế bơm proton, chẳng hạn như Prilosec

Hạn chế sử aspirin và các loại thuốc tương tự cũng được khuyến cáo để giảm kích ứng dạ dày.

Chế độ ăn

Bác sĩ có thể khuyến cáo một chế độ ăn để giảm kích ứng dạ dày. Bạn nên tránh tiêu thụ:

  • Các loại thực phẩm chiên, chẳng hạn như khoai tây chiên hoặc các loại rau khác chiên trong dầu
  • Nước cam
  • Cà phê
  • Rượu

Những thực phẩm được khuyến cáo bao gồm các loại thực phẩm chứa một lượng nhỏ các chất sau:

  • Chất béo (dầu, mỡ)
  • Cafeine
  • Cam quýt

Ví dụ như:

  • Tất cả các loại rau và trái cây, trừ các loại trái cây họ cam quýt
  • Các sản phẩm sữa ít chất béo
  • Thịt nạc
  • Những loại mì và gạo rất ít hoặc không có chất béo

Tiên lượng

Sự hồi phục của viêm dạ dày mạn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu một chế độ ăn uống nhiều acid đang gây ra tình trạng của bạn, hạn chế các loại thực phẩm nhất định và uống thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng của bạn. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất và trở lại một lần nữa nếu bạn tiếp tục một chế độ ăn uống nhiều acid. Nếu tình trạng này không được điều trị có thể dẫn đến chảy máu dạ dày và ung thư dạ dày.

Phòng bệnh

Bạn có thể phòng ngừa viêm dạ dày bằng cách kiểm soát chế độ ăn và căng thẳng của bạn. Hạn chế uống rượu và sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen, aspirin, cũng có thể giúp ngăn chặn tình trạng này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các liệu pháp điều trị bệnh cúm dạ dày tại nhà

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm