Liệu pháp progesterone khi mang thai có lợi ích gì?
Progesterone là gì?
Progesterone là một hormon được sản xuất tự nhiên trong cơ thể của cả nam và nữ. Cả nam giới và nữ giới đều có lượng progesterone gần như tương đương trong suốt cuộc đời. Những thời điểm đặc biệt trong đó nồng độ hormon này có sự khác biệt lớn giữa hai giới đó là trong chu kỳ kinh nguyệt và trong suốt thai kỳ.
Trong thời kỳ mang thai, progesterone đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu. Đây là thời kỳ hormon này chịu trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng để đón trứng đã được thụ tinh vào làm tổ trong tử cung. Progesterone cũng đồng thời giúp đảm bảo rằng tử cung có đầy đủ các mạch máu để nuôi dưỡng phôi trong quá trình phát triển. Nó thực hiện nhiệm vụ này cho tới khi nhau thai được hình thành vào khoảng tuần thứ 10 và đã thiết lập đủ hệ thống mạch máu nuôi thai riêng.
Progesterone cũng đồng thời thực hiện các chức năng quan trọng khác trong thai kỳ, bao gồm:
Tại sao một số phụ nữ cần tiêm progesterone khi mang thai?
Các nhà khoa học cho rằng progesterone đóng vai trò hết sức quan trọng vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Một số bác sỹ tin rằng việc bổ sung progesterone khi mang thai có thể giúp dự phòng sẩy thai.
Vào những năm 1950, các bác sỹ bắt đầu nghiên cứu về tác động của progesterone đối với sẩy thai. Một số bằng chứng cho thấy sử dụng progesterone cho những đối tượng phụ nữ có nguy cơ sẩy thai giúp họ có nhiều khả năng mang thai thành công, kết quả này cũng tương tự như ở những phụ nữ đã từng bị sẩy thai.
Từ lâu, liệu pháp điều trị bằng progesterone đã trở thành liệu pháp chuẩn cho những phụ nữ bị sẩy thai tái phát mà không rõ nguyên nhân (sẩy thai trên 3 lần mà không vì lý do y khoa). Nhiều phụ nữ nói rằng liệu pháp progesterone giúp họ có thể mang thai an toàn cho tới ngày sinh mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Vì lý do này, các bác sỹ trước kia thường không ngần ngại trong việc kê đơn progesterone trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Tuy nhiên, một số nghiên mới hơn và chi tiết hơn đã chỉ ra rằng không có bằng chứng cho thấy progesterone có thể giúp phụ nữ hoàn toàn an tâm trong khi mang thai. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine cho thấy sử dụng liệu pháp progesterone trong 3 tháng đầu thai kỳ không hề có hiệu quả đối với những phụ nữ bị sẩy thai tái phát.
Trên thực tế, có một số bằng chứng lại cho thấy những phụ nữ được điều trị bằng progesterone có tỷ lệ sẩy thai cao hơn.
Liệu pháp progesterone có hiệu quả hay không?
Sự thật về liệu pháp progesterone đó là: Nó vẫn được kê bởi hiện tại chưa có nhiều lựa chọn thay thế cho những phụ nữ đã từng bị sẩy thai tái phát. Trong một số trường hợp, nó có thể giúp bạn mang thai an toàn hơn. Và may mắn là vẫn chưa có báo cáo về bất kỳ tác dụng phụ nào.
Liệu pháp điều trị bằng progesterone cũng được sử dụng cho những phụ nữ có nguy cơ sinh non. Một loại thuốc kê đơn có tên là Makena (thuốc tiêm hydroxyprogesterone caproate) được sử dụng cho những phụ nữ hiện đang mang thai nhưng trước kia đã từng sinh con trước tuần 37 thai kỳ.
Nếu bạn quyết định sử dụng liệu pháp progesterone trong khi mang thai thì thường quy trình sẽ như sau:
Khi nào nên gặp bác sỹ
Nguy cơ lớn nhất khi sử dụng progesterone dạng tiêm trong thai kỳ đó là hình thành cục máu đông. Hãy tới bệnh viện ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào như sau:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng ngừa nhiễm trùng trong thai kỳ
Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!
Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.