Những điều cần biết về viêm teo dạ dày
Viêm teo dạ dày thường gây ra bởi vi khuẩn H. pylori. Chúng phá vỡ lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của acid. Nhiễm trùng này sẽ gây phá hủy các tế bào niêm mạc dạ dày nếu không được điều trị.
Ở một vài trường hợp, viêm teo dạ dày xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào lành ở niêm mạc dạ dày do một nguyên nhân nào đó. Khi đó, bệnh được gọi là viêm teo dạ dày tự miễn.
Nguyên nhân
Viêm teo dạ dày thường do vi khuẩn H. pylori, thường xảy ra ở trẻ nhỏ và tiến triển xấu dần nếu không được điều trị.
Tiếp xúc trực tiếp với phân, chất nôn hoặc nước bọt của người bị nhiễm trùng có thể bị lây nhiễm viêm teo dạ dày. Bệnh cũng có thể xảy ra sau khi ăn các thức ăn hoặc đồ uống bị nhiễm khuẩn.
Viêm teo dạ dày tự miễn xảy ra khi cơ thể sản xuất kháng thể chống lại các tế bào lành ở niêm mạc dạ dày do một sai lầm nào đó. Kháng thể là những protein giúp cơ thể phát hiện và chống lại nhiễm trùng. Chúng thường chống lại các tác nhân có hại như vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, các kháng thể trong bệnh viêm teo dạ dày tự miễn tấn công nhầm vào các tế bào dạ dày có chức năng tiết dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn.
Các kháng thể cũng có thể tấn công một chất gọi là yếu tố nội của dạ dày, là một loại protein do các tế bào dạ dày tiết ra giúp hấp thu vitamin B12. Thiếu yếu tố nội có thể gây thiếu máu ác tính. Trong bệnh này, sự thiếu vitamin B12 làm cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu.
Các yếu tố nguy cơ
Bạn có khả năng bị viêm teo dạ dày nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn H. pylori. Tình trạng này xảy ra phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, nó thường gặp ở các nước nghèo và đông dân.
Viêm teo dạ dày tự miễn khá hiếm gặp, nhưng những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh cũng thường gặp ở người Mỹ gốc Phi hoặc người gốc Bắc Âu.
Viêm teo dạ dày gặp nhiều hơn ở người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hoặc người gốc châu Á.
Cả 2 dạng viêm teo dạ dày đều làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Triệu chứng
Nhiều trường hợp viêm teo dạ dày không được chẩn đoán do chúng không gây ra bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên những dấu hiệu thường gặp của tình trạng nhiễm H. pylori bao gồm:
Viêm teo dạ dày tự miễn có thể dẫn đến thiếu vitamin B12, gây ra các triệu chứng thiếu máu, bao gồm:
Thiếu vitamin B12 cũng có thể gây ra các tổn thương thần kinh như:
Chẩn đoán
Viêm teo dạ dày có thể được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và một vài xét nghiệm. Qua khám lâm sàng, bác sĩ có thể khám bụng để xác định vị trí đau của bạn hoặc tìm các dấu hiệu của thiếu vitamin B12 như da xanh và mạch nhanh.
Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để tìm các dấu hiệu:
Ở một vài trường hợp, bác sĩ có thể cần làm sinh thiết dạ dày thông qua nội soi. Bệnh phẩm sẽ được xét nghiệm để tìm kiếm bằng chứng của viêm teo dạ dày và chúng cũng có thể chỉ ra bằng chứng của nhiễm H. pylori.
Điều trị
Hầu hết những bệnh nhân bị viêm teo dạ dày sẽ cải thiện các triệu chứng sau điều trị.
Việc điều trị thường tập trung vào tiêu diệt H. pylori bằng kháng sinh. Bác sĩ cũng có thể kê các thuốc làm giảm tiết hoặc trung hòa acid dạ dày. Môi trường giảm acid sẽ tạo điều kiện cho các tế bào niêm mạc dạ dày lành lại.
Những người bị viêm teo dạ dày tự miễn sẽ được điều trị bằng tiêm vitamin B12.
Phòng bệnh
Viêm teo dạ dày rất khó để phòng tránh nhưng bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm H. pylori bằng cách giữ vệ sinh tốt như rửa tay sau khi đi vệ sinh, rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn. Cha mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ nhỏ cần rửa tay sau khi cầm tã và khắn bẩn; dạy trẻ thói quen đi vệ sinh tốt để tránh sự lây lan của bị khuẩn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.