Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về nhiễm trùng H. pylori

Helicobacter pylori (H. pylori) là vi khuẩn có hình xoắn ốc, phát triển trong ống tiêu hóa và có khuynh hướng tấn công các tế bào niêm mạc của dạ dày. Nhiễm H. pylori thường vô hại nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong bệnh loét dạ dày và ruột non.

Những điều cần biết về nhiễm trùng H. pylori

H. pylori là loại vi khuẩn thường gặp ở dạ dày. Theo Mayo Clinic, loại vi khuẩn này có ở hơn một nửa dân số thế giới.

H. pylori thường gây viêm nhiễm dạ dày ở trẻ nhỏ. Nhiễm H. pylori thường không gây triệu chứng nhưng chúng cũng có thể gây loét dạ dày và viêm dạ dày.

H. pylori có khả năng thích nghi để sống trong môi trường khắc nghiệt của dạ dày. Những vi khuẩn này có thể làm giảm độ axit của môi trường xung quanh để sống sót. Hình dạng của H. pylori cho phép chúng xâm nhập vào niêm mạc dạ dày của bạn, nơi mà chúng được bảo vệ bởi chất nhờn và các tế bào miễn dịch của cơ thể không thể tiếp cận chúng. Các vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của cơ thể và khiến chúng không thể bị phá hủy, dẫn tới những bệnh lí về dạ dày.

Nguyên nhân

Vẫn chưa xác định được chính xác cách lây lan của H. pylori. Vi khuẩn này đã cùng tồn tại với con người qua hàng ngàn năm. Nó có thể lây từ người này sang người khác qua đường miệng – miệng hoặc phân – miệng. Điều này có thể xảy ra khi một người không rửa tay kỹ sau đi vệ sinh. H. pylori cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với nước bị ô nhiễm hoặc thực phẩm.

H. pylori gây ra các vấn đề về dạ dày do xâm nhập vào lớp niêm mạc của dạ dày và tạo ra những chất trung hòa acid trong dạ dày. Chúng khiến cho các tế bào của dạ dày dễ bị tổn thương hơn trong môi trường acid khắc nghiệt. Acid dạ dày cùng với H. pylori gây kích ứng niêm mạc dạ dày và có thể gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng.

Yếu tố nguy cơ

Trẻ em dễ bị nhiễm H. pylori do tình trạng vệ sinh kém.

Nguy cơ nhiễm khuẩn tùy thuộc vào môi trường và điều kiện sống của bạn. Bạn sẽ có nguy cơ cao nếu:

  • Sống ở những nước đang phát triển
  • Sống chung với người bị nhiễm H. pylori
  • Sống trong gia đình quá đông người
  • Không được sử dụng nước đun sôi (nước đã được tiêu diệt vi khuẩn)

Theo Mayoclinic, có khoảng 10% những người nhiễm H. pylori bị loét dạ dày. Sử dụng thuốc kháng viêm non steroid trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng.

Triệu chứng

Hầu hết những người bị nhiễm H. pylori không có triệu chứng.

Khi H. pylori gây ra loét dạ dày, các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, đặc biệt là khi dạ dày của bạn rỗng vào ban đêm hoặc một vài giờ sau ăn. Đau có thể được mô tả như rát bỏng, bị bào mòn hoặc âm ỉ ở dạ dày, tái đi tái lại nhiều lần. Ăn hoặc uống các thuốc kháng acid có thể giảm đau.

Nếu bạn bị đau như mô tả ở trên hoặc đau nhiều và không có xu hướng thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ.

Những triệu chứng khác có thể liên quan đến nhiễm H. pylori bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Chán ăn
  • Sụt cân

Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể gây ra bởi các bệnh lí khác. Một vài triệu chứng của nhiễm H. pylori có thể gặp ở người khỏe mạnh. Những triệu chứng này khá phổ biến, nhưng nếu chúng tồn tại dai dẳng hoặc làm bạn cảm thấy lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ. Nếu bạn chú ý thấy phân hoặc chất nôn của mình có màu đen hoặc có máu, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử của bạn cũng như tiền sử gia đình. Bạn sẽ cần cung cấp thông tin về các thuốc mình đã và đang sử dụng, bao gồm cả vitamin và các thực phẩm chức năng. Nếu bạn bị các triệu chứng của loét dạ dày, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử sử dụng các thuốc các viêm non steroid, ví dụ như ibuprofen.

Thăm khám

Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu chướng bụng hoặc đau bụng, nghe nhu động ruột của bạn.

Xét nghiệm máu

Bạn có thể sẽ được lấy máu trước khi sử dụng kháng sinh diệt H. pylori.

Xét nghiệm phân

Mẫu phân của bạn có thể cần được kiểm tra để xác định sự có mặt của H. pylori.

Test thở

Khi thực hiện test thở bạn sẽ được nuốt một chế phẩm có chứa ure. Nếu có mặt vi khuẩn H. pylori trong dạ dày, chúng sẽ tiết một loại enzyme làm phân hủy ure, giải phóng cacbon dioxide qua hơi thở, được phát hiện bằng một thiết bị đặc biệt.

Nội soi

Bạn có thể được nội soi dạ dày – tá tràng và làm sinh thiết bất cứ khu vực nào nghi ngờ nếu cần thiết.

Biến chứng

Nhiễm H. pylori có thể dẫn đến loét dạ dày, gây ra nhiều biến chứng:

  • Chảy máu trong: xảy ra khi vết loét ăn sâu vào các mạch máu
  • Tắc nghẽn: khi vết loét làm cản trở lưu thông thức ăn trong dạ dày
  • Thủng: khi vết loét ăn thủng thành dạ dày
  • Viêm phúc mạc

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm H. pylori cũng có nguy cơ gây ung thư biểu mô tuyến dạ dày. Tuy nhiên hầu hết những người nhiễm chúng không mắc ung thư dạ dày.

Điều trị

Nếu bạn bị nhiễm H. pylori nhưng không gây ra bất kỳ gì và bạn không có nguy cơ gia tăng ung thư dạ dày, điều trị có thể không cung cấp bất kỳ lợi ích nào.

Ung thư dạ dày và loét dạ dày - tá tràng có thể đi kèm với nhiễm H. pylori. Nếu bạn có người thân bị ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày - tá tràng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị. Điều trị có thể chữa khỏi loét, và làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày.

Thuốc

Bạn thường cần phải sử dụng kết hợp hai loại thuốc kháng sinh khác nhau, cùng với một loại thuốc làm giảm acid dạ dày. Giảm acid dạ dày giúp kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn.

Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Clarithromycin
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI), chẳng hạn như pantoprazole (Prevacid), esomeprazole (Nexium), pantoprazole (Protonix), hoặc Rabeprazole (Aciphex)
  • Metronidazole (7 đến 14 ngày)
  • Amoxicillin (7 đến 14 ngày)

Điều trị có thể thay đổi tùy thuộc vào tiền sử các bệnh lí của bạn hoặc bạn bị dị ứng với bất kì loại thuốc nào kể trên.

Sau khi điều trị, bạn sẽ có một bài kiểm tra tiếp theo cho H. pylori. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ một đợt kháng sinh là có thể điều trị khỏi bệnh, nhưng bạn có thể cần phải uống lâu hơn và sử dụng các loại thuốc khác nhau.

Lối sống và chế độ ăn

Không có bằng chứng cho thấy thực phẩm và dinh dưỡng đóng vai trò trong việc ngăn ngừa hoặc gây bệnh loét dạ dày - tá tràng ở những người nhiễm H. pylori. Tuy nhiên, thức ăn cay, rượu và hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm một vết loét dạ dày - tá tràng và khiến vết loét lâu lành.

Điều trị

Có nhiều người bị nhiễm H. pylori mà không có bất kì triệu chứng nào. Nếu bạn đang có các triệu chứng cần điều trị, tiên lượng của chúng thường tốt.

Đối với những người phát triển các bệnh liên quan đến nhiễm H. Pylori, tiên lượng  sẽ phụ thuộc vào bệnh đó cũng như thời gian được chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể cần phải mất nhiều hơn một đợt điều trị để tiêu diệt các vi khuẩn H. pylori. Có thể nhiễm trùng vẫn còn sau một đợt điều trị, loét đường tiêu hóa tái phát, hoặc hiếm hơn, ung thư dạ dày có thể phát triển. Rất ít người nhiễm H. pylori sẽ phát triển bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, bạn nên được xét nghiệm và điều trị tình trạng nhiễm H. pylori.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và triệu chứng

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm