Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Loét miệng ở trẻ nhỏ

Loét miệng là một tình trạng có thể gặp phải ở bất cứ trẻ nhỏ nào, và việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ đỡ đau hơn, không quấy khóc hay bỏ bữa. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các mẹo khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Loét miệng ở trẻ nhỏ là gì?

Vết loét vùng miệng là những vết loét thông thường xuất hiện bên trong miệng, trên vùng da không tiếp giáp với xương chẳng hạn như bên trong môi và má hoặc phía dưới lưỡi. Các vết loét có thể gây khó khăn cho việc ăn uống của trẻ, khiến trẻ đau đớn, quấy khóc và có thể sốt. Vết loét còn được gọi là loét áp-tơ miệng.

Loét miệng thường có tính chất gia đình, và không lây từ người sang người.

Triệu chứng của loét miệng ở trẻ nhỏ là gì?

Các triệu chứng của loét miệng ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Ngứa tại vị trí loét vài ngày trước khi vết loét xuất hiện
  • Vết loét bắt đầu xuất hiện dưới dạng một đốm tròn màu vàng nhạt, nổi lên trên một quầng màu đỏ
  • Vết loét cuối cùng phát triển thành một vết hình lỗ, với lớp vỏ mỏng màu trắng, vàng hoặc xám
  • Vết loét có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng đám

Ở trẻ mới mọc răng và trẻ nhỏ, loét miệng có thể khiến trẻ bỏ ăn và có các biểu hiện khó chịu. Một số trẻ có thể bị sốt, sưng hạch bạch huyết và mệt mỏi.

Nguyên nhân gây ra vết loét

Nguyên nhân gây ra vết loét vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Chế độ ăn uống
  • Tổn thương vùng miệng
  • Căng thẳng tinh thần
  • Thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng (acid folic, vitamin B12, sắt)
  • Nhiễm trùng vùng miệng
  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Dị ứng
  • Phản ứng thuốc

Đôi khi, tình trạng loét miệng có thể xuất hiện nhiều hơn ở trẻ có hệ miễn dịch yếu, song cũng có thể xảy ra với tần suất lớn ở cả những trẻ có hệ miễn dịch bình thường. Nhìn chung, hầu hết các trường hợp đều chưa xác định được nguyên nhân.

Điều trị tình trạng loét miệng cho trẻ

Đối với tình trạng loét miệng, không có cách để chữa trị. Chúng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị gì trong vòng 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy đỡ đau hơn. Một số mẹo bao gồm:

  • Tránh cho trẻ ăn các thức ăn có tính acid, cay hay cứng (có thể va chạm và gây đau), ví dụ như khoai tây chiên, đồ ăn nhiều muối, chanh hay cà chua…
  • Không nên sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa SLS (Sodium lauryl sulfate)
  • Không chải răng quá mạnh
  • Dùng các bàn chải lông mềm
  • Tránh nước ngọt
Hầu hết tình trạng loét miệng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh thấy tình trạng ở trẻ nặng nề hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, hãy cân nhắc đến khám tại cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh cũng như các vấn đề đang gặp phải của trẻ bao gồm:
  • Chế độ ăn thiếu cân bằng, thiếu vitamin
  • Bệnh lý răng miệng tiềm ẩn
  • Tình trạng nghiêm trọng nếu vết loét lâu hơn 10 ngày

Bác sĩ cũng có thể chỉ định bôi kem hoặc gel steroid chống viêm để giúp vết thương mau lành.

Tổng kết

Loét miệng ở trẻ nhỏ là một tình trạng có thể gặp phải ở bất cứ ai, với nhiều yếu tố nguy cơ. Bệnh chưa rõ nguyên nhân và cũng không có biện pháp điều trị triệt để, song tự khỏi sau từ 1 đến 2 tuần. Các bậc phụ huynh nên lưu ý các mẹo để giúp trẻ đỡ đau hơn, cũng như nên tham khảo ý kiến tư vấn từ chuyên gia nếu tình trạng này kéo dài và có kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác.

Tham khảo thêm thông tin tại: Sử dụng nước súc miệng đúng cách

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Aboutkidshealth) -
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

Xem thêm