Tuy nhiên, một số trẻ sẽ gặp phải các vấn đề về nha khoa do hậu quả của việc thường xuyên sử dụng ti giả trong một thời gian dài. Do đó, bạn cần phải hiểu cơ chế gây ra các vấn đề này khi sử dụng ti giả đồng thời tránh phải những sai lầm khi sử dụng ti giả.
Điều gì khiến các bậc phu huynh lại thích sử dụng ti giả đến vậy?
Mặc dù dùng ti giả hoặc mút tay đôi khi sẽ gây ra các vấn đề về răng miệng, nhưng không phải là không có lợi ích. Các chuyên gia đồng ý rằng, việc mút ti giả, hoặc thậm chí là mút tay đem lại các lợi ích chính như sau:
Khuyến khích việc tự xoa dịu ở trẻ
Ti giả là một phương pháp lý tưởng để trẻ tự xoa dịu bản thân. Ti giả đặc biệt hữu ích khi bạn cảm thấy quá kiệt sức hoặc cần nghỉ ngơi một lát trong việc trông con. Thông thường, ti giả sẽ giúp trẻ cảm thấy thư giãn và do đó, bạn sẽ có thời gian ăn nhanh một cái gì đó hoặc đơn giản là có thời gian để ngồi yên và …thở!
Hỗ trợ quá trình cai sữa
Nếu bạn đã sẵn sàng cai sữa thì việc sử dụng ti giả có thể sẽ là phương pháp giúp quá trình cai sữa dễ dàng hơn đối với bé. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng tốt nhất bạn nên đợi đến khi bé đã có lịch trình bú mẹ đều đặn rồi mới cho trẻ dùng ti giả. Thường sẽ mất 3-4 tuần để trẻ đạt được lịch trình này.
Giảm nguy cơ hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh
Một trong số những lợi ích lớn nhất của việc sử dụng ti giả là giúp làm giảm nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia, bao gồm cả các chuyên gia thuộc Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến khích phụ huynh sử dụng ti giả cho trẻ sơ sinh để ru ngủ hoặc giúp trẻ có giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên gắn/kẹp ti giả vào quần áo hoặc gấu bông ở gần trẻ vì có thể dẫn đết nguy cơ bị ngạt khí.
Giảm khó chịu ở trẻ sinh non bú mẹ.
Ngoài việc giúp làm dịu trẻ, ti giả cũng giúp làm giảm cảm giác khó chịu ở trẻ bú mẹ. Một nghiên cứu năm 2012 ở Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành trên trẻ sinh non ở khoa chăm sóc đặc biệt cho thấy: những trẻ được sử dụng ti giả sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ cho ăn bằng ống thông sang bú mẹ. Những trẻ này cũng sẽ giảm thời gian phải ở loại khoa chăm sóc đặc biệt so với những trẻ sinh non ở nhóm chứng không được sử dụng ti giả. Tuy nhiên, trẻ sinh non trong khoa chăm sóc đặc biệt không giống với những trẻ khoẻ mạnh. Không nên đưa ti giả cho trẻ đã bú mẹ/bú bình tốt, trừ khi có lời khuyên từ chuyên gia.
Các vấn đề về răng miệng mà việc sử dụng ti giả gây ra
Ngoài các lợi ích ở trên, ti giả cũng đi kèm với một số nhược điểm, đặc biệt là các vấn đề nha khoa. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, khi các vấn đề về răng miệng xuất hiện, thường là do trẻ đã sử dụng ti giả trong thời gian quá lâu.
Khớp cắn lệch
Một trong số những nguy cơ lớn nhất khi lạm dụng ti giả là khớp cắn ngược. Khớp cắn ngược bao gồm răng cắn chéo, hở khớp cắn. Đặc biệt, những vấn đề này thường sẽ phổ biến hơn ở những trẻ sử dụng ti giả khi lớn. Sử dụng ti giả trong thời gian dài sẽ ép răng của trẻ di chuyển và thậm chí là thay đổi hình dạng vòm miệng để thích nghi với sự thường xuyên có mặt của “vật lạ” trong miệng.
Ví dụ, nghiên cứu năm 2001 chỉ ra rằng tình trạng khớp cắn hở xuất hiện ở 71% số trẻ tiếp tục sử dụng ti giả hoặc mút ngón cái cho đến năm 4 tuổi. Ngược lại, khớp cắn hở chỉ gặp ở 36% số trẻ đã ngừng mút tay hoặc ngừng sử dụng ti giả khi được 3-4 tuổi. Và với những trẻ ngừng mút tay/sử dụng ti giả lúc 2 tuổi, tỷ lệ này chỉ là 14%.
Tụt lợi và sâu răng
Trong một số trường hợp nặng, sử dụng ti giả có thể liên quan đến tình trạng tụt lợi và sâu răng ở trẻ nhỏ
Tuy nhiên, tình trạng này thường là hậu quả của việc cha mẹ nhúng ti giả vào trong các loại đồ ăn/đồ uống có đường. Mặc dù việc này khiến trẻ khá thích thú nhưng sẽ khiến răng và lợi trẻ phải tiếp xúc với đường, gây tích tụ mảng bám và hình thành sâu răng.
Làm thế nào để sử dụng ti giả mà không gây ra các vấn đề về răng miệng?
Bạn không cần thiết phải ngừng sử dụng ti giả, miễn là bạn thực hiện vệ sinh sạch sẽ và lưu ý đến thời gian cai ti giả cho trẻ.
Không dùng chung ti giả với trẻ khác: Dùng chung ti giả có thể khiến trẻ tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, có thể gây sâu răng hoặc viêm nhiễm
Chỉ sử dụng ti giả mà thôi
Kể cả trong trường hợp trẻ không thích dùng ti giả, bạn cũng không nên nhúng ti giả vào bất cứ dung dịch nào để dụ trẻ dùng ti giả. Để lợi và những chiếc răng đầu tiên của trẻ tiếp xúc với đường có thể gây sâu răng.
Chọn đúng kích thước ti giả
Nếu bạn làm mẹ lần đầu, chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng ti giả có rất nhiều kích thước/size khác nhau. Thông thường, kích thước ti giả sẽ đi kèm theo tuổi. Tìm đúng kích thước của ti giả nghĩa là bạn sẽ không sử dụng ti quá to cho trẻ và cũng không sử dụng ti quá nhỏ (khiến trẻ có thể ngoạm hết cả ti giả vào mồm, có thể gây hóc, nghẹn).
Cân nhắc sử dụng ti giả chỉnh nha
Nếu bạn lo ngại về việc ti giả có thể gây lệch khớp cắn, bạn có thể lựa chọn sử dụng ti giả chỉnh nha. Loại ti giả này có phần núm ti dẹt mà không phồng lên giống như ti giả thông thường. Loại ti giả này sẽ phẳng hơn do vậy hàm của trẻ sẽ ở đúng vị trí hơn khi mút.
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy việc sử dụng ti giả chỉnh nha sẽ làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về nha khoa. Nhưng nếu bạn thích sử dụng loại ti giả này, hãy nói với một nha sĩ chuyên về răng trẻ em. Tuy nhiên, để tránh các vấn đề về răng lợi, hãy đảm bảo rằng bạn cai ti giả cho trẻ ở độ tuổi thích hợp.
Độ tuổi cai ti giả
Sau 24 tháng, việc sử dụng ti giả có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, không có một câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi khi nào trẻ nên cai ti giả cả. Điều này sẽ phụ thuộc vào từng trẻ và từng gia đình.
Ví dụ, một số bác sĩ khuyến cáo nên giảm sử dụng ti giả khi trẻ 6-12 tháng do sẽ làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Khuyến cáo này cũng được Hiệp hội bác sĩ gia đình và Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ ủng hộ vào năm 2009. Gần đây, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ còn khẳng định rằng sử dụng ti giả sau 2 tuổi sẽ gây ra các vấn đề về răng lợi nhưng những vấn đề này có thể sẽ giảm và mất đi nếu trẻ ngừng hành vi mút trước khi răng vĩnh viễn mọc.
Hiệp hội Nha khoa trẻ em tại Hoa Kỳ, ngược lại, khuyến nghị rằng nên dừng sử dụng ti giả muộn nhất là sau 3 tuổi. Khuyến cáo được đa số các bậc phụ huynh đồng ý đó là khi trẻ đủ 4 tuổi, trẻ không nên sử dụng ti giả dưới bất cứ hình thức nào vì nguy cơ mắc bệnh răng lợi sẽ cao hơn.
Cũng nên nhớ rằng, thói quen mút ngón tay thường xuyên cũng gây ra các vấn đề tương tự như sử dụng ti giả. Do vậy, nếu trẻ tiếp tục có thói quen mút ngón tay cái sau 4 tuổi, thì nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng cũng tương tự như trẻ sử dụng ti giả sau 4 tuổi vậy.
Thời điểm cai ti giả sẽ ảnh hưởng đến thời gian mắc các vấn đề về răng miệng. Nếu các vấn đề răng miệng được phát hiện trước 24 tháng thì có thể tự khỏi trong vòng 6 tháng, kể từ khi cai ti giả mà không cần can thiệp. Ngược lại, nếu các vấn đề xuất hiện khi sử dụng ti giả sau 24 tháng, thì nguy cơ sẽ phải can thiệp nha khoa và đó có thể là cách duy nhất để điều trị các vấn đề này. Điều này đặc biệt đúng với những trẻ trên 4 tuổi vì quanh khoảng thời gian này, răng vĩnh viễn có thể đã mọc.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sai khớp cắn
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?