Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 "chiến thuật" giúp mẹ cai ti giả cho bé

Sau đây là những cách hữu hiệu để mẹ có thể giúp con từ bỏ "món" khoái khẩu này.

Nhiều bà mẹ đau đầu vì con đã 2-3 tuổi vẫn sử dụng ti giả. Dưới đây là những cách hữu hiệu để mẹ có thể giúp con từ bỏ "món" khoái khẩu này.
1. Hiểu được vai trò của ti giả
Khi lập kế hoạch cai ti giả cho bé, bạn cần hiểu tầm quan trọng của vật dụng này đối với bé. Đó là thứ có thể giúp em bé đi vào giấc ngủ, giúp bé cảm thấy yên tâm và là cách tốt nhất để ngăn bé khóc. Hiểu được những tác dụng này bạn sẽ có cách tìm phương án thay thế khi bạn không cho bé dùng ti giả. Một chú gấu bông biết phát những bản nhạc dịu dàng có thể giúp bé đi vào giấc ngủ thay vì ngậm ti giả.
2. Lựa chọn thời gian phù hợp
Khi bé càng lớn, đặc biệt sau 12 tháng tuổi, việc cai ti giả cho bé càng khó. Bởi vì lúc này, bé đã biết nhận thức khá nhiều và không muốn thay đổi. Ngoài ra, không nên chọn thời điểm cai ti giả khi bé cảm thấy không khỏe, hoặc khi có nhiều thay đổi trong cuộc sống (chuyển nhà, bắt đầu đi học mẫu giáo...), đang trong giai đoạn bé gặp nhiều ác mộng, khi bé dễ bị tổn thương hoặc đang khó chịu...

Ảnh minh họa - Internet

3. "Cách ly" ti giả ra khỏi tầm nhìn và tâm trí
Nếu bạn đang trong giai đoạn ăn kiêng, thì tối kị để socola ở những nơi dễ nhìn thấy. Tương tự như vậy, hãy để tất cả ti giả của bé ở 1 nơi bé không thể nhìn thấy, không thể với tới, cả bạn cũng không thể nhìn thấy hoặc với tới. Bởi vì khi bé khóc, bạn sẽ dễ dàng mủi lòng và kế hoạch sẽ thất bại.
4. Tìm phương án thay thế
Bất cứ khi nào bạn thấy phù hợp để cai ti giả cho bé, thì hãy thử giới thiệu những món đồ chơi khác để bé quên đi. Hoặc có thể bạn cho bé đi ra ngoài, xem hoạt hình trên Youtube..., cố gắng vận dụng tất cả để giúp bé quên "món" ti giả khoái khẩu của mình. Tuy nhiên, nên cẩn thận khi bạn định dùng đồ ăn nhẹ để thay thế. Thói quen ăn uống thoải mái với đồ ăn vặt còn có hại hơn rất nhiều so với chứng nghiện ti giả.
5. Lựa chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng
Giảm dần thời lượng bé sử dụng ti giả mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể giữ ti giả trong túi và tăng số lượng thời gian bạn kiên nhẫn đưa cho bé dù bé có khóc lóc đòi. Về nguyên tắc, trẻ sẽ dần nhận ra chúng cần làm quen với việc phải từ bỏ ti giả và dừng lại việc đòi hỏi.
6. Chọn biện pháp mạnh
Phương pháp này không dành cho những bà mẹ "yếu tim", tuy nhiên đây là cách nhanh nhất để có được kết quả. Bạn cần kiên nhẫn và quyết tâm rất lớn. Bất chấp bé khóc lóc bao lâu, la hét và cầu xin, bạn cần giữ vững lập trường của mình và nhất quyết không đưa bé cho đến khi bé chấp nhận không có ti giả. Tuy nhiên, cần lựa chọn đúng thời điểm sử dụng cách này. Trong vòng 1-2 tuần, bạn sẽ rèn được bé từ bỏ ti giả.
7. Sử dụng các nhân vật tưởng tượng
Nhân vật tưởng tượng khá là hữu ích khi bạn cần thương lượng với những đứa trẻ, đặc biệt là những đứa trẻ nóng nảy. Ví dụ, bạn có thể nói rằng ông già Noel chỉ đến thăm và tặng quà cho những bé không dùng ti giả mà thôi.
8. Ôm bé và ru bé ngủ
Nhiều nhà nghiên cứu giấc ngủ của trẻ em đã khẳng định việc ôm bé, ru bé ngủ (bằng việc hát hoặc đọc truyện...) có thể giúp bé đi vào giấc ngủ mà không cần đến ti giả.
9. Đừng căng thẳng
Nếu bạn đã sử dụng rất nhiều phương pháp mà đều không thành công, đừng buồn chán và nhất là đừng tạo áp lực lên bản thân và cho trẻ. Thực tế, dạy dỗ trẻ từ bỏ 1 thói quen nào đó hoặc học 1 kĩ năng nào đó thì đều phải lựa chọn đúng thời điểm. Trong khi đó, mỗi thời điểm từ bỏ hoặc tiếp nhận ở mỗi trẻ lại khác nhau nên nếu bạn thấy những đứa trẻ khác cùng tuổi con mình đã không còn dùng ti giả thì cũng đừng lo lắng.

Theo Sức khoẻ và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm