Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vaccin phòng tiêu chảy do Rotavirus

Sau khi Mỹ phát hiện mảnh AND của virut PCV-1 trong rotarix, cần nhìn lại quá trình phát minh, thử nghiệm lâm sàng, các loại vaccin hiện có, khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh Mỹ - CDC (năm 2008), nhất là ý kiến của WHO sau sự cố để có cách nhìn toàn diện hơn.

Sau khi Mỹ phát hiện mảnh AND của virut PCV-1 trong rotarix, cần nhìn lại quá trình phát minh, thử nghiệm lâm sàng, các loại vaccin hiện có, khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh Mỹ - CDC (năm 2008), nhất là ý kiến của WHO sau sự cố để có cách nhìn toàn diện hơn.

Dùng vaccin là cách phòng tiêu chảy do Rotavirus

Ở nước ta, theo Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, cứ 2 trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy thì có 1 trẻ do Rotavirus, theo thống kê có tới 54% trẻ tiêu chảy là do Rotavirus. Trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 500.000 trẻ tử vong do bệnh này.

 Rotavirus sống khá lâu trong môi trường (trên sàn nhà, bàn ghế, giường chiếu, đồ chơi, các vật dụng khác, trong nước). Từ phân người bệnh, chúng phân tán vào môi trường rồi nhiễm vào đường tiêu hóa (qua tay, miệng). Sau khi vào cơ thể 12 giờ đến 4 ngày, sẽ gây sốt vừa phải, nôn ói, tiêu chảy. Nôn ói có trước tiêu chảy từ 6 - 12 giờ, vài ngày đầu rất mạnh, giảm dần khi có tiêu chảy. Tiêu chảy lúc đầu mạnh (có khi 20 lần/ngày) sau giảm dần, đa số hết trong vòng 4 - 8 ngày. Bệnh kéo dài 3 - 9 ngày nhưng cũng có trẻ tiêu chảy kéo dài tới 3 tuần, dù đã khỏe, chơi và đòi ăn trở lại.

Các loại vaccin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus hiện nay như: vaccin RotaShield, vaccin đơn giá Rotarix, vaccin ngũ giá RotaTeq ...

Rotarix chứa chủng Rotavirus G1P đã được làm yếu, dùng dự phòng Rotavirut chủng G1 và cả G3, G4, G9. RotaTeq chứa 5 chủng Rotavirus, trong đó có một chủng được làm yếu và huyết thanh chứa kháng thể của 4 chủng khác  G1, G2, G3, G4.

Cho trẻ uống vaccin phòng bệnh tiêu chảy.

Khuyến nghị của CDC về vaccin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus

Tháng 2/2008, CDC đưa ra khuyến nghị mới (thay cho khuyến nghị năm 2006), gồm  một số điểm:

- Tuổi tối đa dùng liều đầu là 14 tuần tuổi (trước kia là 12 tuần tuổi). Tuổi tối đa để dùng liều cuối là 8 tháng tuổi (trước kia là 32 tuần tuổi). Không quy định khoảng cách tối đa giữa các lần dùng (trước kia là không quá 10 tuần).

- Khuyến nghị không đề xuất ưu tiên dùng loại nào. RotaTeq vì dụng cụ uống không chứa latex nên sử dụng được cho trẻ có tật nứt cột sống (spina bifida). Tuy nhiên, nếu chỉ có rotarix thì vẫn dùng loại này cho các trẻ nói trên, vì lợi ích dùng vaccin cao hơn nguy cơ dị ứng.

 - Rotarix dùng 2 liều tốt nhất lúc 2 - 4 tháng tuổi. RotaTeq dùng 3 liều tốt nhất lúc 2 - 4 - 6 tháng tuổi.

- Khi dùng liều nhắc lại, tốt nhất là dùng loại đã dùng lần trước nhưng nếu không nhớ lần trước dùng loại nào, hoặc không còn loại đó, thì cũng không hoãn, mà tiếp tục dùng đủ liệu trình với vaccin hiện có.

- Những cảnh báo trong khuyến nghị 2008 vẫn như khuyến nghị năm 2006: tránh dùng cho trẻ đang bị viêm dạ dày ruột cấp từ vừa đến nặng. Nên hoãn dùng cho trẻ có các triệu chứng cấp tính với thể trung bình cho đến khi không còn triệu chứng. Cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng ở trẻ suy giảm miễn dịch (nguyên phát hay mắc phải) hoặc khi có tiền sử lồng ruột.

Khuyến nghị năm 2008 có linh hoạt hơn về tuổi, khoảng cách giữa các lần dùng nên tiềm năng số lượng trẻ được dùng tăng lên, cách dùng cũng thuận lợi hơn.

Vai trò của vaccin và sự cố phát hiện DNA của PCV-1

Tại Mỹ, năm 2007 - 2008, trẻ nhiễm Rotavirus giảm khoảng 50%. Trong 18 tuần đầu năm 2008, tỷ lệ mẫu thử dương tính với Rotavirus chỉ là 6% trong khi tỷ lệ này cùng kỳ năm 2006 là 54%, năm 2007 là 57%. Sự giảm các tỷ lệ này là do dùng vaccin. Theo ghi nhận của WHO, năm 2009 đã giảm khoảng 45% (tức là giảm 228.000) trẻ tử vong do  tiêu chảy Rotavirus. Thành công này do sự hợp tác của WHO PATH, CDC trong nỗ lực chung hạn chế tử vong do tiêu chảy Rotavirus. Ngày 5/6 /2009, WHO khuyến nghị các quốc gia  đưa vaccin Rotavirus vào chương trình tiêm chủng.

Sự cố có mảnh DNA của PCV-1 (trong 2 mẫu nghiên cứu tại Mỹ) trong rotarix theo Hãng GSK là do nguyên liệu sản xuất đi từ ngân hàng máu, chất cốt Rotavirus có lẫn DNA này. Về lý thuyết PCV-1 có trong thịt lợn, nhưng không phát triển trong cơ thể người, nên không gây nguy hiểm khi uống rotarix lẫn DNA của PCV-1. Tuy nhiên, đây là mảnh DNA lạ, hồ sơ đăng ký nhập khẩu, GSK không nói rõ, vì thế Cục Quản lý Dược nước ta  thông báo tạm ngừng dùng rotarix. Tuy nhiên, WHO lên tiếng đồng tình với quan điểm của FDA rằng “những phát hiện này không hiện diện bất cứ nguy cơ nào đối với sức khỏe cộng đồng”.

Các cách tiệt khuẩn thường dùng đối với vi sinh khác hầu như không mấy hiệu quả với Rotavirus. Do vậy, trẻ dưới 5 tuổi thường ít nhất có 1 lần bị nhiễm, chủ yếu là trẻ từ 3 - 24 tháng tuổi. Dùng vaccin là cách phòng tiêu chảy Rotavirus chủ động, hiệu quả nhất.

Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm