Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai

Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, ngày càng có nhiều loại vắc xin phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe con người một cách hiệu quả và và triệt để. tiêm vắc xin phòng bệnh trở thành một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết đặc biệt đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai.

Ông bà ta thường dạy rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” quả thật không sai, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, ngày càng có nhiều loại vắc xin phòng bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe con người một cách hiệu quả và và triệt để, chính vì vậy việc tiêm vắc xin phòng bệnh đã và đang trở thành một việc làm hết sức quan trọng, cần thiết đặc biệt đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé trong quá trình mang thai và khả năng kháng thể của trẻ sau này.

Vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai

Vắc xin rubella cần tiêm phòng trước khi mang thai

Rubella là tên một loại virus có khả năng lây truyền mạnh qua đường hô hấp, bệnh rất dễ phát triển và lan rộng vào mùa đông và mùa xuân, virut này có thể hiện diện phát triển ở khắp nơi trên thế giới với thời gian ủ bệnh trong cơ thể từ 12-23 ngày khiến chúng ta rất khó nhận biết chúng.

Trong khoảng 12 tuần đầu tiên của thai kì là thời điểm nhạy cảm nguy hiểm nhất nếu người mẹ bị nhiễm virut Rubella, vì virut này có thể dễ dàng đi qua máu người mẹ để vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh, rồi phá hủy hoặc làm chậm sự phát triển của phôi thai, từ đó gây ra việc thai chết lưu hoặc hội chứng Rubella bẩm sinh (gây ra các khuyết tật ở não, tim, tai, mắt).

Thai nhi có nguy cơ mắc dị tật càng cao nếu bị nhiễm Rubella càng sớm, cụ thể:

Mẹ bị nhiễm Rubella khi thai nhi nhỏ hơn 12 tuần tuổi thì 90% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật.

Khi mang thai 13-14 tuần, người mẹ nhiễm virut Rubella thì 30-40% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật.

Mang thai được 15-16 tuần, người mẹ nhiễm Rubella thì 20% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật.

Thai nhi được 16-20 tuần tuổi, nếu mẹ nhiễm Rubella thì 10% thai nhi sẽ bị dị tật.

Thai nhi trên 20 tuần tuổi dù mẹ nhiễm Rubella thì tỉ lệ thai nhi bị dị tật cực kì thấp (dưới 1 %).

Nếu người mẹ nhiễm virut Rubella trước tuần thứ 18 của thai kì, bác sĩ sẽ cho định lượng IgM máu cuống rốn sau tuần thứ 22 để khẳng định hoặc loại bỏ tình huống virut Rubella bị mẹ truyền sang thai nhi:

Nếu IgM dương tính thì 94% trẻ bị nhiễm Rubella.

Nếu IgM âm tính thì trẻ hầu như không thể bị lây nhiễm Rubella từ mẹ sang.

Chính vì thế, trước khi muốn có con, các bạn nên tiêm phòng vắc xin Rubella 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của con.

Vắc xin thủy đậu cần tiêm phòng trước khi mang thai 1 tháng

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu bị mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, vì thế cần tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thời kì mang thai và khi con chào đời. Theo các thống kê cho thấy, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị tử vong do thủy đậu cao nhất trong số các trường hợp bình thường khác mắc bệnh thủy đậu. Nguy cơ mắc thủy đậu ở thai nhi như sau:

Trong 3 tháng đầu tiên mang thai, nhất là vào tuần thứ 8-12 trong thời kì mang thai, tỉ lệ thai nhi nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4% với biểu hiện bên ngoài là sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tinh thần, nghiêm trọng nhất là có thể dẫn tới sảy thai hoặc thai chết lưu.
Trong 3 tháng giữa, nhất là khi thai nhi được 13-20 tuần tuổi, tỉ lệ thai nhi nhiễm hội chứng thủy đậu bẩm sinh lên tới 2 %.
Từ tuần thứ 20 của thai kì trở đi, hầu như thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bệnh thủy đâu.
Nếu trước khi sinh 5 ngày và sau sinh 2 ngày, người mẹ bị nhiễm bệnh thủy đậu thì bé sơ sinh dễ bị nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian để tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Vì thế tỉ lệ trẻ sơ sinh nhiễm thủy đậu bị tử vong tăng lên đến 25-30%.

Cần tiêm phòng viêm gan siêu vi B trước khi mang thai

Viêm gan siêu vi B là do virut gây ra, chúng dễ dàng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, vì thế khi mang thai bà mẹ nhiễm virut viêm gan B dễ dàng lây virut sang cho thai nhi hoặc lây cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở. Theo nhiều thống kê cho thấy, các mẹ bầu vị nhiễm viêm gan siêu vi B trong 3 tháng giữa của chu kỳ mang thai nguy cơ lây truyền cho con là 10%-20%, tỷ lệ này sẽ tăng lên 90% nếu mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai muốn tiêm phòng viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học của cả 2 vợ chồng trước khi tiêm để có thêm dữ liệu và có thể tiêm phòng đối với cả bố và mẹ để đảm bảo an toàn cho sự phát triển toàn diện của bé sau này và phòng tránh nguy cơ bé bị mắc bệnh viêm gan siêu vi B bẩm sinh nhé.

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai

Cảm cúm là căn bệnh khá phổ biến mà bất kỳ người nào cũng có thể gặp phải đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường như ở Việt Nam. Trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc phải những cơn cúm kéo dài sẽ dẫn đến khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy, chị em cần tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang  thai nhằm đảm bảo bào thai có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.

Tiêm phòng trước khi mang thai là rất cần thiết để an toàn cho cả mẹ và con, tùy theo điều kiện mà bạn có thể lựa chọn cho mình những loại vắc xin phù hợp, tuy nhiên bạn cần tiêm đủ 4 loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai như đã nêu ở trên để có thể yên tâm đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự an toàn, sự phát triển toàn diện của bé sau này nhé. Bên cạnh đó, bạn có thể tiêm bổ sung  một số mũi tiêm ngăn ngừa các bệnh khác như viêm gan siêu vi A, cúm, thương hàn, phổi, quai bị…. để có một kỳ mang thai khỏe mạnh, an toàn nhé.

Theo Kienthucgioitinh
Bình luận
Tin mới
  • 09/11/2024

    Bài tập thể dục làm chậm tốc độ lão hóa cho người ngoài 40

    Nghiên cứu cho thấy, năm 44 tuổi và 60 tuổi là hai mốc thời gian khiến cơ thể người lão hóa nhanh chóng. Vì thế ngay từ sớm, người ngoài 40 tuổi cần tập thể dục kháng lực để đẩy lùi tốc độ lão hóa.

  • 08/11/2024

    Đồ uống có gas liên quan đến nguy cơ đột quỵ

    Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống nước ngọt có gas có nguy cơ đột quỵ cao hơn 22% so với những người không uống.

  • 08/11/2024

    Biện pháp khắc phục viêm mũi họng cho trẻ em

    Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm mũi họng mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ nên nắm rõ nguyên tắc chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng để con nhanh khỏi bệnh.

  • 08/11/2024

    Tác động của HIV lên cơ thể

    HIV tấn công hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn khó chống lại những yếu tố có thể khiến bạn bị bệnh. Khi virus làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên của bạn, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu trên khắp cơ thể.

  • 08/11/2024

    Bình tĩnh xử trí khi trẻ sốt

    Sốt là biểu hiện thường gặp khi cơ thể trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc bất kỳ tác nhân gây bệnh nào. Cha mẹ nên bình tĩnh theo dõi thân nhiệt của con để đưa ra hướng xử trí phù hợp.

  • 07/11/2024

    Sushi có tốt cho sức khỏe không?

    Nhiều người đã nghe nói ăn sushi tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu điều này có đúng không dưới góc nhìn của các chuyên gia dinh dưỡng?.

  • 07/11/2024

    Trẻ bị viêm họng sốt cao phải làm sao?

    Trẻ bị viêm họng sốt cao thường do thay đổi thời tiết, độ ẩm cao, môi trường nhiều vi khuẩn, virus. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy, cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị sốt cao do viêm họng?

  • 07/11/2024

    Nôn nghén khi mang thai là gì?

    Nhiều phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Nhưng đối với một số ít, tình trạng này nghiêm trọng hơn nhiều. Ít hơn 3% phụ nữ mang thai bị chứng nôn nghén. Không có cách chữa trị, nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời và có nhiều cách để kiểm soát.

Xem thêm