Lịch sử vắcxin là một quãng đường dài đầy thăng trầm. Khi mới xuất hiện, vắcxinđược ví như một kỳ quan mới của công nghệ hiện đại, nhưng hiện nay nó lại là khởinguồn của hầu hết các tranh cãi gắt gao trong y học.
Có thể chúng ta sẽ không bao giờ ngã ngũ về lợi và hại của vắcxin. Tuy nhiên, từnhững nghiên cứu khoa học gần đây, chúng ta đã khẳng định được một số thông tinsau.
Một số loại vắcxin có chứa thủy ngân: Đúng
Thimerosal có chứa tới 50% là thủy ngân có tác dụng diệt khuẩn. Theo Trung tâmPhòng và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC), chất này có mặt trong hầu hết vắcxin cúm.
Tuy nhiên, từ năm 2001, thimerosal đã không được sử dụng trong vắcxin định kỳcho trẻ dưới 6 tuổi. Loại này và một số vắcxin cho người lớn và trẻ lớn đềukhác có loại không chứa thimerosal hoặc chỉ chứa một lượng rất nhỏ.
Vắcxin gây chứng tự kỷ: Sai
Năm 1998, Andrew Wakefield đã công bố kết quả nghiên cứu nhỏ lẻ của mình, cho rằngvắcxin chống sởi, quai bị và rubella (MMR) có thể dẫn đến hội chứng tự kỷ.Nghiên cứu này đã dấy lên mối lo ngại làm giảm tỷ lệ tiêm vắcxin dẫn đến nhữngđợt bùng phát bệnh sau này.
Tuy nhiên, nghiên cứu bị cho là không có cơ sở, tờ tạp chí đăng kết quả nghiêncứu đó đã phải rút lại bài viết của mình. Năm 2004, Viện y khoa đã công bố bảnbáo cáo cho thấy không có bằng chứng khoa học nào chứng mình MMR và tự kỷ cóliên quan đến nhau. Tháng 9/2010, CDC cũng cho biết kết quả tương tự.
“Việc trẻ không được tiêm vắcxin còn nguy hiểm hơn,” bác sỹ Carie Nelson, Chủ tịchỦy ban Y tế Cộng đồng cho biết.
Vắcxin gây tác dụng phụ: Đúng
Vắcxin có tác dụng phụ, hay gặp nhất là đau ở chỗ tiêm và sốt, hai triệu chứngnày dễ dàng bị đẩy lùi bằng acetaminophen và ibuprofen. Ít gặp hơn là các cơn độngkinh (co giật hoặc long mắt).
Các nguy cơ cũng còn tùy thuộc vào loại vắcxin. Ví dụ, cứ 14 000 trẻ chích ngừaDTaP thì có một trẻ bị động kinh; tỷ lệ này ở vắcxin MMR là 1/3000.
Một số trẻ có nguy cơ chịu tác dụng phụ cao hơn trẻ khác. Trong trường hợp này,theo CDC, tốt nhất là nên cảnh báo gia đình hoặc không cho trẻ tiêm loại vắcxinđó.
Nếu những người khác đều tiêm vắcxin thì mình cũng an toàn: Sai
Chỉ là “nếu” thôi. Theo bác sỹ nhi khoa Ari Brown, những gia đình cùng khôngtiêm ngừa cho con thường gửi trẻ đi học ở cùng trường, cùng một nhóm bạn, dođó, những bệnh mà lẽ ra vắcxin có thể phòng ngừa rất dễ lây lan.
Đợt bùng phát bệnh ở San Diego và Boulder, Colo đã chứng minh điều đó. Hơn nữa,một số người không thể tiêm vắcxin do cản trở tuổi tác và sức khỏe. Ngoài ra, mầmbệnh uốn ván và viêm gan A có thể xâm nhập từ đất và thực phẩm nhiễm bẩn chứkhông nhất thiết từ người khác.
Vắcxin đảm bảo chúng ta được an toàn: Sai
Vắcxin không đảm bảo có thể bảo về chúng ta 100% khỏi bệnh tật, tuy nhiên,chúng có thể giúp hạn chế tác hại của bệnh.
Chẳng hạn như vắcxin phòng cúm và thủy đậu, chúng ta vẫn có thể bị nhiễm khi đãtiêm ngừa, tuy nhiên mức độ nhẹ hơn rất nhiều. Theo bác sỹ Brown, vắcxin có hiệuquả 80% ngăn ngừa bệnh và 100% hạn chế tác hại bệnh.
Theo các chuyên gia “miễn dịch cộng đồng” là giải pháp tốt nhất, càng nhiều ngườiđược tiêm vắcxin thì dân số sẽ được bảo vệ nhiều hơn, bao gồm cả những ngườikhông thể tiêm vắcxin do hạn chế sức khỏe và tuổi tác, hoặc các lý do tôn giáo.
Tiêm vắcxin quá nhiều sẽ làm hệ miễn dịch yếu đi: Sai
Mỗi liều vắcxin khiến cho cơ thể có phản ứng miễn dịch và tạo ra kháng thể giúpchống lại được căn bệnh khi nó xuất hiện.
Hãy cho trẻ em chích ngừa nhiều loại vắcxin cùng lúc để bảo vệ trẻ càng sớmcàng tốt.
Chỉ tiêm vắcxin cho trẻ nhỏ: Sai
Có nhiều loại vắcxin dùng cho trẻ lớn và người trưởng thành. Cụ thể như việcchích ngừa cúm định kỳ hàng năm.
Sinh viên đại học nên được tiêm vắcxin phòng chống viêm màng não trước khi sốngtập thể, người già thì nên tiêm vắcxin phòng viêm phổi.
Người lớn cũng cần hỗ trợ chống bệnh uốn ván và chứng ho gà. Vì trẻ nhỏ dưới 4tuổi không đề kháng được bệnh ho mà lại rất dễ nhiễm bệnh này từ người lớn.
Chích ngừa HPV chỉ dành cho con gái: Sai
Có hai loại vắcxin chống HPV: Cervarix dành cho nữ từ 10 đến 25 tuổi, vàardasil cho nữ từ 9 đến 26 tuối. Tuy nhiên, Gardasil cũng có thể được sử dụngcho nam từ 9 đến 26 tuổi để chống lại virus HPV tuýp 6 và 11.
Tuy nhiên, nữ giới tiêm vắcxin này nhiều hơn nam giới.
Phụ nữ mang thai không được tiêm vắcxin: Sai
Ý kiến này chỉ đúng một phần. Theo Hiệp hội sức khỏe gia đình Mỹ, phụ nữ mangthai không nên tiêm vắcxin thủy đậu và MMR; nhưng vắcxin phòng cúm thụ động làrất cần thiết vì trong thời gian này, hệ miễn dịch của họ rất yếu và dễ bị nhiễmbệnh hơn.
Tuy nhiên, chỉ có 11% phụ nữ mang thai đi chích ngừa cúm trong khi việc chíchngừa còn kích thích cơ thể người mẹ sản sinh kháng thể bảo vệ em bé trong suốt6 tháng đầu đời.
Miễn dịch tự nhiên là tốt hơn: Đúng
Bác sỹ Nelson cho hay khi bị nhiễm bệnh hệ miễn dịch tự nhiên được kích thích tốthơn so với tác động của vắcxin. (Ngoại trừ bệnh cúm do bệnh này có khuynh hướngthay đổi thường xuyên). Nhưng chúng ta sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn nếu tiêm vắcxinphòng ngừa.
Bác sỹ Nelson cho biết vấn đề của hệ miễn dịch tự nhiên là ở các bệnh phức hợp.Chẳng hạn, bệnh thủy đậu có thể dẫn tới viêm não, viêm phổi hoặc nếu trẻ gãiquá nhiều, có thể bị các bệnh về da như MRSA. Nếu nhiễm virus bại liệt, trẻ cóthể bị liệt suốt đời, quai bị, điếc, cúm Haemophilus loại B (Hib) và tổn thươngnão. Do đó, chúng ta không nên chỉ trông chờ vào hệ miễn dịch tự nhiên mà hãycho trẻ tiêm vắcxin từ trước.
Không cần tiêm vắcxin nữa vì căn bệnh đã được xóa sổ: Sai
Căn bệnh truyền nhiễm duy nhất ở người đã được WHO công bố xóa sổ là bệnh đậumùa. Còn cho đến nay vẫn có những trận bùng phát bệnh quai bị, sởi và ho gà.
Vắcxin có thể bảo vệ chúng ta khi chúng ta sống giữa những người chưa tiêm vắcxin.Theo WHO, dưới 95% người dân Tây Âu tiêm vắcxin và đó cũng là nơi có số ngườinhiễm sởi chiếm tới 82% năm 2009.
Vắcxin là công cụ kiếm tiền của bác sỹ: Sai
Vắcxin không phải là cần câu cơm của bác sỹ. Bác sỹ Nelson còn cho rằng họ cònphải mất thêm tiền vì vắcxin do công sức đòi hỏi nhiều hơn.
Doanh thu từ vắcxin chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng doanh thu ngành dược. Các bác sỹhiện nay gặp khó khăn do quá ít công ty dược đồng ý sản xuất vắcxin. 30 năm trước,có hơn 30 công ty sản xuất loại dược phẩm này nhưng ngày nay chỉ còn 5 công tychiếm 80% thị phần.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.