Bí đỏ chứa caroten, caroten sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A – quan trọng với thị giác của bé. Nếu thiếu caroten, bé dễ mắc chứng quáng gà (chứng bệnh khiến bé mất đi khả năng nhận biết sự vật xung quanh bằng mắt một cách bình thường).
Nói như vậy không có nghĩa là bạn lạm dụng bí đỏ trong quá trình chế biến thức ăn cho bé; bởi vì, nếu được hấp thụ quá nhiều, lượng caroten sẽ tích tụ ở lớp biểu bì, khiến trán, lòng bàn tay, lòng bàn chân, khu vực da xung quanh mắt... của bé sẽ chuyển sang màu vàng chanh.
Ảnh minh họa - Internet
Thời điểm và những lưu ý khác khi cho bé ăn bí đỏ
Bạn nên cho bé làm quen với món bí đỏ khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ và cho bé ăn chay, trộn chung bí đỏ với món bột của bé hoặc bạn có thể nấu cháo bí đỏ, lẫn với thịt gà.
Khá nhiều dưỡng chất có trong bí đỏ sẽ bị mất đi trong quá trình nấu nướng; vì thế, khi chế biến bí đỏ, bạn nên tránh sự thất thoát này bằng cách nấu bí đỏ ngay sau khi bạn cắt bí thành miếng; ngay khi nấu xong, bạn nên cho bé ăn bí ngay khi nó còn ấm.
Hạn chế tối đa việc bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh (tuyệt đối không bảo quản bí đỏ ở ngăn đá) vì khi ấy, bát bí đỏ dành cho bé sẽ ngả sang màu nâu vàng – không an toàn khi cho bé ăn lại.
Không nên cho bé ăn bí đỏ mỗi ngày 1 bữa vì điều này dễ dẫn tới hiện tượng thừa caroten. Tương tự bí đỏ, carrot cũng chứa một lượng lớn caroten; do đó, bạn nên cân bằng hai loại thực phẩm này trong thực đơn cho bé. Chẳng hạn, mỗi tuần bạn chỉ nên cho bé ăn 1 bữa carrot (mỗi bữa 1/2 củ nhỏ) và 1-2 bữa bí đỏ (mỗi bữa 1/2 miếng nhỏ) là đã đạt mức tối đa.
Lưu ý: Cũng không nên cho bé ở tuổi ăn dặm làm quen với hạt bí đỏ vì khi chưa nhai thành thạo, bé sẽ có khả năng bị hóc vì hạt bí đỏ.
Dinh dưỡng có trong 1 bát bí đỏ đã được nấu chín
- Vitamin: Vitamin A (12.230 IU), vitamin C (11,5mg), vitamin K (2mg).
- Kali (364mg), photpho (74mg), magiê (22mg), canxi (37mg), sắt (1,4mg) cùng với một lượng chất kẽm, mangan và chất xơ.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.