Không chỉ là nguồn cung cấp vitamin quý giá, trái cây còn như một loại thuốc giúp trẻ em phòng tránh và điều trị nhiều loại bệnh trong tất cả các mùa. Vì thế mà các bà mẹ luôn coi trái cây là khẩu phần ăn không thể thiếu của trẻ trong ngày…
Trái cây không phải qua quá trình nấu nướng nên giữ được hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Nhưng theo BS Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), mỗi loại trái cây đều có đặc thù khác nhau, vì thế khi cho bé ăn các bà mẹ nên cho bé ăn một cách khoa học.
Cho bé ăn trái cây thế nào?
Mỗi ngày, mẹ chỉ nên cho trẻ khoảng 113g đến 170g nước trái cây và thường xuyên thay đổi thực đơn nước trái cây cho bé. Bé 2, 3 tháng tuổi nên cho uống nước trái cây, bé từ 4 tháng tuổi trở lên có thể ăn, uống sinh tố và hơn nữa là trái cây dạng nguyên chất, tùy theo độ tuổi và bộ máy tiêu hóa của bé. Mẹ hãy cho bé ăn trái cây ngay khi vừa cắt hay ép, vì nếu để lâu chúng sẽ có tính axit và mất nhiều vitamin và thường xuyên thay đổi trái cây để bé không bị “nghiện” hoặc “ám ảnh”. Mẹ nên cho bé uống nước ép trái cây hoặc rau quả 100%, không dùng loại có sẵn hay đóng hộp.
Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn trái cây là khoảng thời gian giữa hai bữa ăn, hoặc sau khi bé ngủ trưa dậy. Mẹ không nên cho bé ăn trái cây trước hoặc ngay sau khi bé ăn no. Đặc biệt, khi bé uống sữa, sau 1 giờ mẹ mới nên cho bé ăn cam, quýt, vì chất chua (axit) trong loại hoa quả này khi gặp protein trong sữa có thể bị ngưng động, kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng từ cam, quýt.
Ảnh minh họa - Internet
Nên cho bé ăn trái cây nào?
Khi bắt đầu tập ăn trái cây, bạn nên cho trẻ ăn táo. Táo cung cấp các loại vitamin A, C, E… Mẹ có thể ép táo lấy nước cho trẻ uống để phòng ngừa những bệnh về đường hô hấp. Chất xơ của táo còn giúp ngăn ngừa táo bón.
Một loại quả dành cho những trẻ ít tháng tuổi đó là đu đủ. Đây là loại trái cây có chứa vitamin C (100g đu đủ chứa 54mg vitamin C) và nhiều enzyme rất phù hợp cho hoạt động của hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Tiếp đến là các loại cam quýt. Loại quả này chứa nhiều vitamin C có tác dụng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.100g quýt chứa 55 mg vitamin C, 100g cam chứa 40mg… trong khi nhu cầu vitamin C ở trẻ 1 tuổi là khoảng 30mg/ngày. Một ngày mẹ có thể cho bé ăn 1 quả quýt 60g là có thể đảm bảo nhu cầu vitamin C mỗi ngày cho trẻ. Các loại quả chứa nhiều vitamin C nên ăn sau bữa ăn chính.
Khi bé được 6 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn kiwi. Một trái kiwi cung cấp nhiều gấp 2 lượng sinh tố C cho nhu cầu tối thiểu hàng ngày. Hàm lượng chất xơ và chất nhầy đặc biệt của nó rất tốt cho trẻ, giúp nhuận tràng, nhất là trẻ bị táo bón.
Quả chuối được cho là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời và an toàn dành cho trẻ nhỏ, cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin B và giúp trẻ tiêu hóa tốt, nhuận tràng.
Ngoài ra mẹ có thể cho bé ăn nho, xoài, dưa hấu... Nho chứa nhiều hợp chất tăng sức đề kháng cho cơ thể, được gọi là polyphenol, phần lớn hợp chất này tập trung ở vỏ và có ở nhiều nho đen hơn nho xanh và rất giàu kali và vitamin C (100g nho ta có chứa 45mg vitamin C). Xoài cũng là loại quả chứa nhiều vitamin C ngang hàng với cam quýt. Đồng thời là loại trái cây chứa nhiều tiền vitamin A (bêta carotene) đóng vai trò quan trọng đối với thị lực và tăng khả năng kháng viêm cho cơ thể. Còn khi thời tiết nóng bức, dưa hấu là loại quả có tác dụng giải khát rất tốt dành cho trẻ em. Dưa hấu có tính mát, lại nhuận tràng, rất tốt cho trẻ khi bị táo bón.
Để bé thích trái cây
Trái cây khi chín thường rất thơm ngon và hấp dẫn, nhưng nhiều bé lại rất sợ trái cây do bị mẹ ép ăn nhiều, hoặc do bé chưa quen với hương vị của chúng. Để bé hào hứng với trái cây, việc đầu tiên là mẹ có thể tập cho bé ăn trái cây bằng cách cho bé ăn loại trái ngọt giống sữa hoặc trái cây xay. Bé lớn hơn, hãy để bé tham gia vào việc lựa chọn loại trái cây bé thích và hãy cắt trái cây thành những hình thù đáng yêu, sống động.
Mẹ hãy xay trái cây thành những cốc sinh tố màu sắc cuốn hút để bé thích thú. Mẹ cũng cần làm gương cho trẻ, khiến bé yêu chịu ăn hoa quả và rau xanh khi chính mẹ nồng nhiệt với những món bổ dưỡng này.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.