Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mì ăn liền có gây nhiệt miệng không?

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu hay còn được gọi là viêm miệng áp-tơ.

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, theo quan điểm dân gian là do bị nóng trong hoặc ăn đồ nóng quá nhiều. Tuy nhiên, theo y học hiện đại cho đến nay chưa được xác định nguyên nhân chính xác. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Anh, có nhiều yếu tố được cho là có liên quan đến sự phát triển của vết loét, bao gồm:

- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu

- Dị ứng với thực phẩm như cà phê, sô cô la, phô mai, các loại hạt và trái cây có múi

- Căng thẳng (Stress)

- Virus và vi khuẩn

- Thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt)

- Tổn thương miệng

- Dinh dưỡng không hợp lý/ kém

Vậy nếu theo quan điểm dân gian thì mì ăn liền có được coi là nguyên nhân gây ra biểu hiện nhiệt miệng của nóng trong hay không?

Thực ra, theo Đông y tính nóng lạnh/nhiệt-hàn của thực phẩm chỉ là tính tương đối vì còn phụ thuộc vào cơ thể hàn-nhiệt mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Vì thế với một số người thể nhiệt thì ăn nhiều những thực phẩm được cho là nóng sẽ có những biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, nổi mụn, nổi mẩn, ngứa, nhiệt miệng. Nhưng có những người mang thể hàn thì chưa chắc ăn đồ nóng sẽ có biểu hiện trên. Vậy giải pháp cho tình thế trên là như thế nào?

Cân bằng hàn – nhiệt đúng cách sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, có thể chống chọi lại mọi bệnh tật, và là đích đến quan trong nhất trong quan điểm y học cổ truyền Trung Quốc. 

 

Trong chế biến thức ăn, có thể điều hòa hàn – nhiệt theo 2 hướng chính sau:

- Phối hợp những thức ăn mát với những thức ăn nóng: Ví dụ kho cá (cá sống dưới nước) với thịt (súc vật sống trên cạn) thịt hay cá xào hoặc nấu canh với rau, củ.

- Trong một thức ăn, nên tận dụng hết mọi phần ăn được. Ví dụ, rau thì dùng cả thân, lá, rễ, hoa (Mướp dùng trái, hoa, lá non; khoai lang ăn cả củ lẫn lá...).

- Tốt nhất, nên có chế độ ăn uống đa dạng, nhiều loại thực phẩm, để đảm bảo có đầy đủ cả thực phẩm hàn – nhiệt trong chế độ ăn và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Vậy khi nhiệt miệng có được ăn mì ăn liền không? Theo như lý luận của y học cổ truyền, bạn vẫn có thể ăn mì ăn liền khi bị nhiệt miệng nhưng nên đi kèm những lưu ý sau:

  • Ăn kèm với rau ăn lá để cân bằng dinh dưỡng
  • Không nên ăn loại quá cay
  • Thay đổi bữa để đảm bảo đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau

Tổng kết: Có thể nói thực phẩm hàn – nhiệt vẫn mang một tính chất tương đối, và không hẳn thực phẩm nhiệt sẽ gây nhiệt khi sử dụng nên cũng đừng quá suy xét khi bạn bị nóng. Điều quan trọng nhất vẫn nằm ở việc cân bằng dinh dưỡng, kết hợp các thực phẩm với nhau một cách hợp lý chính là cách xóa tan những nghi ngờ về thực phẩm gây nóng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sử dụng cân bằng thực phẩm theo Tây Y trong bữa ăn hàng ngày

PGS. TS. Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm