Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân nóng trong người

Nóng trong là một quan niệm của y học cổ truyền, dùng để chỉ một tình trạng thường gặp ở bất cứ lứa tuổi nào và được biểu hiện dưới nhiều hình thức như nổi mụn nhọt, nhiệt miệng, phát ban, táo bón, tiểu ít, môi khô nứt nẻ… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây nóng trong là do chức năng của phủ tạng yếu, không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa; gan và thận suy yếu nên các chức năng giải độc hoạt động không hiệu quả. Các chất độc tích tụ lại trong cơ thể là môi trường thuận lợi để phát sinh mụn nhọt, mẩn ngứa, và nóng trong người.

Theo y học hiện đại, các yếu tố sau có thể là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng như mụn nhọt, nhiệt miệng, phát ban,…:

Do chế độ ăn uống không hợp lý

Bất cứ sự mất cân bằng nào trong chế độ ăn uống cũng sẽ dẫn đến các biểu hiện như nóng trong. Các yếu tố như ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, ăn ít chất xơ (rau củ, trái cây), ăn quá nhiều tinh bột, ăn quá nhiều muối…đều có thể dẫn đến các biểu hiện nóng trong.

Do sử dụng các chất kích thích

Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích (caffeine) cũng có thể dẫn đến tình trạng nóng trong. Thông thường, các chất kích thích sẽ làm tăng nhịp tim và tăng tốc độ chuyển hoá của cơ thể và cần sử dụng nhiều nước. Do đó, người sử dụng nhiều các chất kích thích thường sẽ có cảm giác nóng trong.

Do sử dụng thuốc/ thực phẩm chức năng

Đây là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây nóng trong. Các thuốc thường gây nóng trong là thuốc chống dị ứng, thuốc huyết áp, các thuốc chống ngạt mũi, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh, thuốc giảm đau, các loại hormone…đặc biệt là khi sử dụng với liều cao, trong thời gian dài. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các tác dụng phụ này sẽ khác nhau tuỳ từng người và do đó, rất khó để xác định xem nguyên nhân nóng trong của bạn có phải do sử dụng thuốc hay không.

Mắc một số bệnh lý

Các tình trạng như nhiễm trùng, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, mất ngủ, rối loạn thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây nóng trong. Cường giáp cũng có thể là nguyên nhân gây nóng trong bởi khi đó, cơ thể sẽ sản xuất ra quá nhiều hormone thyroxine, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thừa thyroxine sẽ làm tăng tốc quá trình trao đổi chất, dẫn đến tăng thân nhiệt và nóng trong.

Thực phẩm có phải là nguyên nhân gây nóng trong không?

Theo y học hiện đại, không có thực phẩm nào là nóng hay mát, do đó, khó có thể nói thực phẩm là nguyên nhân gây nóng trong. Hiện tượng nóng trong sau khi ăn thực ra là do chế độ ăn uống không hợp lý. Ví dụ, sau khi ăn các thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, gà rán, mì ăn liền nhiều người cảm thấy nóng trong và đổ lỗi cho những thực phẩm này là nguyên nhân, nhưng thực ra, đó là do họ vừa có một bữa ăn chưa cân bằng về dinh dưỡng: nạp vào quá nhiều chất béo, tinh bột (khoai tây chiên, mì ăn liền), đạm (gà rán) nhưng lại thiếu chất xơ, không có rau xanh, trái cây trong bữa ăn và không uống đủ nước.

Như vậy, có thể nói, thực phẩm không phải là nguyên nhân gây nóng trong mà là do thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, khiến cơ thể thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất, từ đó, làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến các biểu hiện nóng trong như mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa, táo bón, khó tiêu…

Tổng kết

Có rất nhiều nguyên nhân gây nóng trong, từ chế độ ăn, đến việc sử dụng thuốc hoặc các nguyên nhân gây bệnh lý. Có thể tiến hành ghi chép lại các triệu chứng nóng trong, đi kèm với ghi chép nhật ký ăn uống, dùng thuốc và đến gặp bác sỹ để tìm ra nguyên nhân gây nóng trong của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biểu hiện của tình trạng nóng trong người

Ths. Bs. Đào Thị Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm