Nóng trong người (Nóng trong) không phải là một bệnh. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu hoặc triệu chứng mà cơ thể bạn đưa ra để thông báo cho bạn biết rằng có gì đó không ổn hoặc để cảnh báo bạn về vấn đề sức khỏe sắp xảy ra cho cơ thể của bạn.
Những biểu hiện nóng trong cơ thể bạn có thể gặp phải bao gồm:
Hiện tượng mẩn ngứa, mụn nhọt do nóng xuất phát từ việc chức năng gan bị suy giảm, khả năng thanh lọc cơ thể giảm và khả năng thải độc giảm. Khi khả năng của gan bị suy yếu, độc tố tích tụ nhiều trong gan và có thể xâm nhập ra bên ngoài da kéo theo tình trạng mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa.
Mẩn ngứa và mụn nhọt có thể kèm theo một số biểu hiện khác như vàng da, táo bón… Bạn có thể cảm thấy ngứa ngày, nổi mụn, nặng hơn có thể nổi mụn nước, cảm thấy ngứa dữ dội, có thể gây phù nề và nhiễm trùng da. Đôi khi, cảm giác chỉ là nóng rát trong lòng bàn tay, hay nóng trong người không rõ vị trí gây ngứa ngáy,...
Khi chức năng gan suy giảm, sắc tố mật trong máu (bilirubin) không được chuyển hóa và bài tiết ra ngoài cơ thể và tích tụ lại, gây hiện tượng vàng da. Nếu da vàng càng nhiều, chứng tỏ nồng độ sắc tố mật càng lớn và gan càng kém. Da vàng có thể phát hiện dễ nhất ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưỡi, kết mạc mắt…
Một trong những biểu hiện nóng tại gan gây ra kèm theo là tình trạng mỏi mắt và thâm quầng ở mắt. Bạn nên gặp bác sỹ để được khám và tư vấn nếu thấy mình gặp tình trạng này.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về gan do nóng trong thì sự thay đổi dễ dàng nhận ra nhất chính là nước tiểu và phân. Nước tiểu trở nên sẫm màu khi bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đồng thời, sắc tố mật (bilirubin) không được chuyển hóa thành các sản phẩm tiếp theo (sản phẩm gây màu sẫm cho phân) và đào thải theo phân dẫn đến tình trạng phân bạc màu.
Theo quan điểm Tây Y, khi tích tụ quá nhiều chất độc do gan hoạt động kém, hệ miễn dịch có thể suy giảm và kéo theo tình trạng viêm ở nhiều cơ quan, phổ biến nhất là hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ sinh dục. Đông Y cho rằng nhiệt độc lâu ngày tích tụ có thể thâm nhập phần huyết và gây chứng huyết nhiệt, kéo theo sốt cao, xuất huyết, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.
Gan kém dẫn đến tích tụ nhiều chất độc hại, trong đó có amoniac khiến hơi thở có mùi hôi. Theo Đông Y, khi khả năng của tỳ - vị (lách – dạ dày) giảm, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, vị giác kém đi.
Tình trạng căng thẳng mệt mỏi, suy nghĩ nhiều có thể do nóng trong và kéo theo tình trạng khó ngủ, ngủ không yên giấc. Bên cạnh đó, khi gan kém hoạt động, hệ tiêu hóa cũng sẽ kém hoạt động theo và dẫn đến giảm hấp thu chất dinh dưỡng, gây chán ăn, ăn không ngon.
Tổng kết
Nóng trong bản chất không phải là một bệnh, và không có quan điểm hay định nghĩa rõ ràng nào theo cả Đông Y hay Tây Y. Tuy nhiên, đây là một tình trạng được miêu tả ở nhiều người gặp phải. Tình trạng này có thể kéo theo các vấn đề sức khỏe như mụn nhọt, mẩn ngứa, ăn ngủ kém,… Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, lành mạnh để tránh các tác hại lâu dài tới sức khỏe.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viêt: Ăn thực phẩm này, thực phẩm kia nóng – Nên hiểu thế nào mới đúng ?
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.