Tại sao trẻ sơ sinh khóc trong khi ngủ?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể ọ ẹ, khóc hoặc la hét khi ngủ là điều bình thường. Lý do là vì cơ thể của trẻ nhỏ chưa làm chủ được chu kỳ giấc ngủ, vì vậy trẻ thường xuyên thức giấc hoặc phát ra âm thanh lạ. Đối với trẻ nhỏ, khóc là hình thức giao tiếp chính của chúng. Miễn là em bé không có thêm các triệu chứng đáng lo ngại, chẳng hạn như các dấu hiệu bệnh tật hoặc đau đớn. Bên cạnh đó, khóc khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp ác mộng. Ác mộng thường xảy ra trong giấc ngủ chập chờn, hoặc giấc ngủ cử động mắt ngẫu nhiên.
Làm thế nào để dỗ em bé?
Khi một đứa trẻ khóc trong giấc ngủ, chúng thường tự nín trong vài phút. Bế trẻ lên có thể đánh thức trẻ, làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Nếu trẻ không tự nín mà vẫn tiếp tục khóc, hãy thử nói chuyện nhẹ nhàng hoặc xoa lưng/bụng trẻ. Điều này có thể hỗ trợ chúng sang một giai đoạn khác của giấc ngủ và giúp trẻ ngừng khóc.
Những em bé được bú trong giấc ngủ có thể thấy dễ chịu và nhanh chóng chìm vào chu kỳ ngủ tiếp theo. Với trẻ bú bình, bạn cũng có thể dùng bình sữa để xoa dịu trẻ nhanh chóng. Người chăm sóc cũng nên quan sát thêm kiểu ngủ của em bé, vì mỗi trẻ sẽ có kiểu ngủ khác nhau. Một số trẻ phát ra tiếng khóc nhè nhẹ khi chuẩn bị chìm sâu vào giấc ngủ hoặc ngay trước khi thức dậy. Việc xác định kiểu ngủ điển hình của trẻ có thể giúp người chăm sóc đánh giá nguyên nhân khiến trẻ khóc.
Một số trẻ có thể khóc khi ngủ trong khi bị ốm, hoặc đang mọc răng. Khác với những lý do trên, những cơn đau mỏi hoặc khó chịu có thể là nguyên nhân đánh thức trẻ. Trong trường hợp này, người chăm sóc hãy tìm cách để làm dịu cơn đau cho bé. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để tìm được cách giảm đau an toàn và hiệu quả. Nếu một em bé thức dậy sau khi gặp ác mộng, hãy an ủi chúng và xoa dịu để đưa trẻ trở lại giấc ngủ. Trẻ lớn hơn và trẻ mới biết đi có thể cần được trấn an rằng cơn ác mộng không có thật.
Đọc thêm bài viết: Thời tiết thất thường, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Cha mẹ nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc khóc đêm của trẻ khi:
Thói quen giấc ngủ của trẻ theo từng độ tuổi
Các thói quen giấc ngủ thay đổi nhanh chóng trong 3 năm đầu đời, với rất nhiều sự khác biệt giữa từng trẻ. Thời lượng khóc khi ngủ cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Trẻ sơ sinh có chu kỳ giấc ngủ ngắn hơn người lớn và dành nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ chập chờn, nghĩa là trẻ có nhiều khả năng khóc, càu nhàu hoặc tạo ra những tiếng động khác trong giấc ngủ.
Trẻ sơ sinh chưa hình thành thói quen giấc ngủ. Phần lớn em bé có sự nhầm lẫn giữa ngày và đêm. Trẻ sơ sinh thường thức dậy sau mỗi 2 - 3 giờ và đôi khi còn thường xuyên hơn để ăn. Để em bé tiếp xúc với ánh sáng ban ngày tự nhiên và thiết lập một thói quen có thể giúp điều chỉnh giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, đối với hầu hết trẻ sơ sinh ở độ tuổi này, lịch trình ngủ đều đặn hoặc thời gian ngủ dài vào ban đêm là không thể.
Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng cho trẻ: Hướng dẫn chế độ ăn lành mạnh
Trẻ sơ sinh từ 1 - 3 tháng tuổi vẫn đang thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Một số bắt đầu hình thành lịch trình ngủ đều đặn, mặc dù khó có thể ngủ suốt đêm. Ở độ tuổi này, bé thường khóc khi ngủ hoặc thức dậy khóc khi đói. Các phiên ngủ thường kéo dài 3,5 giờ hoặc ít hơn.
Trẻ sơ sinh từ 3 - 7 tháng tuổi có thể phát triển một lịch trình ngủ đều đặn. Từ 3 - 7 tháng tuổi, một số trẻ bắt đầu ngủ kéo dài hơn hoặc ngủ suốt đêm. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa các bé. Vào cuối giai đoạn này, nhiều trẻ sơ sinh phát triển lịch trình ngủ gồm hai giấc ngủ ngắn hàng ngày và thời gian ngủ dài hơn vào ban đêm. Thiết lập một thói quen hàng ngày và thói quen ngủ vào ban đêm có thể hữu ích.
Hầu hết các bé sẽ ngủ suốt đêm khi được 9 tháng tuổi. Vào khoảng một tuổi, một số em bé chỉ ngủ một giấc mỗi ngày. .
Trẻ mới biết đi cần ngủ 12 - 14 giờ mỗi ngày, được chia ra giữa giấc ngủ ngắn và giấc ngủ ban đêm. Hầu hết giảm xuống một giấc ngủ ngắn hàng ngày khi được 18 tháng tuổi.
Tổng kết, giấc ngủ có thể là một thách thức cho người trông nom trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Mỗi em bé là duy nhất và có những nhu cầu và thói quen riêng. Trong hầu hết các trường hợp, khóc khi ngủ không nguy hiểm hoặc là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Không sớm thì muộn, hầu hết tất cả các bé đều trải qua những giai đoạn như vậy và cuối cùng tất cả các bé đều thiết lập thói quen ngủ tốt.
Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.