Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Bạn đang lo ngại khi không biết da của con bạn thế nào là khỏe mạnh và các cách chăm sóc da đúng cách cho trẻ? Bài viết này dành cho bạn.

Nếp nhăn, mẩn đỏ, khô và lông tơ. Làn da của trẻ sơ sinh không hoàn hảo nhưng đó là điều bình thường. Da của bé chỉ là đang thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Hầu hết các khuyết điểm trên da trẻ đều biến mất theo thời gian. Ví dụ, trẻ sinh non đôi khi có lông mềm ở mặt và lưng, trẻ sinh muộn thường bị khô, bong tróc da. Cả hai dấu hiệu sẽ biến mất trong vòng vài tuần.

Da trẻ nhạy cảm

Bạn có thể không cần dùng kem dưỡng trong tháng đầu tiên của bé. Khi bạn bắt đầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, hãy nhớ chỉ sử dụng các sản phẩm dành cho trẻ em. Da em bé rất nhạy cảm. Các sản phẩm được pha chế cho người lớn có thể có thuốc nhuộm, nước hoa và chất tẩy rửa quá mạnh đối với da trẻ sơ sinh. Nói chung, tránh sử dụng phấn rôm - có thể gây ra các vấn đề về phổi, trong khi bột ngô có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hăm tã do nấm men.

Vết cò mổ và các vết bớt

Các mạch máu chưa trưởng thành có thể gây ra các mảng đỏ nhỏ được gọi là "vết cò mổ". Chúng có thể ở mặt hoặc sau cổ. Khóc có thể khiến những vết này sáng màu lên hơn nhưng thường thì chúng sẽ biến mất trong vòng một năm. Việc sinh nở có thể gây ra những vết xước nhỏ hoặc vết máu khác trên da trẻ và sẽ lành sau vài tuần. Các loại vết bớt khác có thể tồn tại lâu hơn hoặc không bao giờ biến mất. Nếu bạn lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của trẻ nhé.

Có ổn không nếu bỏ qua việc tắm rửa?

Trẻ sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong vài tuần đầu, giữ cho em bé sạch sẽ trong quá trình thay tã bẩn và tắm bằng bọt biển là được. Không cần tắm đầy đủ cho đến khi trẻ được khoảng một tháng tuổi. Nếu trẻ dưới 1 tuổi, trẻ có thể được tắm 2-3 ngày một lần. Tắm quá thường xuyên có thể làm khô da của trẻ. Giữa các lần tắm, giữ cho mặt và tay bé sạch sẽ bằng cách lau bằng khăn ẩm và ấm. Và đừng quên vệ sinh những nếp gấp ở cổ và cánh tay của trẻ nhé.

Chăm sóc rốn

Cho đến khi dây rốn của bé tự rụng, tránh để vùng rốn của bé bị ướt. Nếu dây bị bẩn, hãy lau sạch bằng giấy ướt dành cho trẻ em hoặc sử dụng chút cồn để lau rửa. Thay vì thả bé vào chậu nước, hãy thử tắm bằng khăn tắm. Đổ một chậu nước ấm và dùng khăn sạch để bạn có thể dùng một tay lau người em bé và một tay giữ bé. Đặt khăn mềm trên bề mặt thoáng, ổn định để bé nằm. Giữ ấm cho trẻ bằng cách quấn khăn, chỉ để hở phần mà bạn đang tắm. Khi dây rốn rụng, có thể có một chút máu rỉ ra. Đừng lo lắng về điều này, chỉ cần giữ cho rốn trẻ sạch sẽ bằng xà phòng và nước. Đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy da xung quanh khu vực gốc rốn có mủ hoặc mẩn đỏ hoặc thấy có mùi hôi.

Tránh các vấn đề về da khi tắm

Khi em bé sẵn sàng để tắm đầy đủ, hãy nhớ rằng, làn da của bé rất mềm và nhạy cảm. Bạn chỉ cần đổ đầy nước vào chậu với 400ml-1 lít nước. Thử nước ở bên trong cổ tay để đảm bảo nước không quá nóng. Giữ nước cho da của trẻ bằng cách chỉ tắm trong nước ấm từ ba đến năm phút. Nếu sử dụng kem dưỡng da, hãy thoa khi em bé còn ướt, sau đó vỗ nhẹ cho khô thay vì xoa. Để an toàn, bạn nên để nước nóng dưới 50 độ C.

Tóc em bé

Khi bé đã sẵn sàng để tắm và nếu bé có tóc, bé sẽ chỉ cần gội đầu một hoặc hai lần một tuần. Bạn có thể nhẹ nhàng gội vùng thóp của trẻ. Dùng sữa rửa mặt hoặc dầu gội đầu dành cho trẻ nhỏ. Để tránh nước chảy vào mắt của trẻ, bạn hãy đặt tay lên trán để che mặt bé khi rửa, hoặc nghiêng lưng một chút để nước chảy xuống lưng.

Hăm tã

Tã ướt và bẩn có thể gây kích ứng da trẻ sơ sinh, gây hăm tã. Đỏ và nổi mẩn thường hết sau một tuần. Để giúp ngăn ngừa tình trạng hăm tã, hãy kiểm tra và thay tã cho bé thường xuyên. Khi thay tã bẩn, nhẹ nhàng lau sạch cho bé và để khô. Lau cho bé gái từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng. Nếu em bé bị hăm tã, có thể dùng kem chống hăm. Ngoài ra, hãy thử để em bé không mặc tã một lúc để da được thông thoáng.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ

Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban. Nhưng hãy gọi cho bác sĩ về tình trạng phát ban khi trẻ bị ngứa, hình thành mụn nước, da chảy nước hoặc đóng vảy, xuất hiện các chấm đỏ hoặc tím khắp người, hoặc bé bị sốt. Viêm da cơ địa là nguyên nhân phổ biến nhất gây phát ban ngứa ở trẻ sơ sinh. Nhưng trẻ sơ sinh cũng có thể mắc các bệnh truyền nhiễm ngoài da. Chúng có thể bao gồm: bệnh thủy đậu; bệnh sởi; virus tay chân miệng; herpes simplex; ghẻ lở; và chốc lở.

Mẹo giặt giũ để chăm sóc da em bé

Tránh hăm da giúp bé luôn tươi cười và vui vẻ bằng cách dùng nước xả loại dịu nhẹ để giặt mọi thứ tiếp xúc với da của trẻ sơ sinh, từ khăn trải giường và chăn, đến khăn tắm và thậm chí cả quần áo của chính bạn. Bạn sẽ giảm thiểu khả năng trẻ bị kích ứng hoặc ngứa da.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 LÝ DO KHIẾN TRẺ BỎ BÚ BÌNH

BS Đoàn Hồng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo WebMD) -
Bình luận
Tin mới
  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

Xem thêm