Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau dây thần kinh

Bạn có thể bị đau mà không xuất phát từ sự va chạm hay tổn thương nào. Và bạn có biết rất có thể bạn đã bị đau thần kinh?

Cảm nhận về đau đối với mỗi cá nhân khá đa dạng, từ đau như bị đâm, đau như kim châm, đau bỏng rát, đau nhói… Đau dây thần kinh thường là do những tổn thương thần kinh dẫn tới sự truyền tín hiệu sai lệch và hậu quả là gây ra cơn đau mãn tính. Ngoài ra, những người bị đau dây thần kinh kiểu này thường không đáp ứng với tín hiệu đau do chấn thương (ví dụ, một người nào đó bị biến chứng tổn thương thần kinh ở chân do bệnh tiểu đường có thể không cảm nhận được tổn thương ở bàn chân khi diễn ra).

Các tác nhân kích thích cơn đau thần kinh

Một số người trở nên quá nhạy cảm khi mắc một số căn bệnh do tăng đáp ứng với các kích thích thần kinh. Ví dụ như những bệnh nhân bị zona thần kinh thường cảm thấy đau đớn không thể chịu đựng được khi quần áo hay đồ vật nào đó cọ xát vào vùng bị tổn thương. Những tổn thương thần kinh khác có thể gây đau tại những vị trí nhất nhất trên cơ thể khi ngồi hoặc đứng.

Mất cảm giác

Không phải tất cả những tổn thương thần kinh đều gây đau. Bệnh nhân có thể bị mất cảm giác hoặc tê cứng. Mặc dù có thể không đau, nhưng tình trạng tê cứng thường dẫn đến giảm sự nhạy cảm của xúc giác và ảnh hưởng đến sự khéo léo của tay khiến cho các hoạt động như đánh máy, buộc dây giày hay chơi nhạc cụ trở nên khó khăn hơn.

Đau dây thần kinh và vấn đề giấc ngủ

Một số dạng đau thần kinh thường diễn biến tồi tệ hơn vào ban đêm và do vậy khiến cho người bệnh thường bị mất ngủ. Tình trạng mất ngủ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, do vậy những người bị đau dây thần kinh cần phải trao đổi vấn đề này với bác sỹ để được điều trị sớm và kịp thời.

Mất thăng bằng

Hiện tượng tê cứng và giảm/mất nhận cảm ở xúc giác có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân bởi nó ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và sức mạnh của cơ bắp. Những bệnh nhân này có thể cần phải sử dụng những thiết bị hỗ trợ như gậy, nạng, khung tập đi để giảm té ngã.

Những tổn thương không nhìn thấy

Một số tổn thương thần kinh có thể gây ra tê cứng nhiều hơn là đau, chính tình trạng tê cứng này có thể che lấp đi những chấn thương nghiêm trọng tại các chi. Do vậy, những người bị tổn thương dây thần kinh nên tiến hành kiểm tra định kỳ để kiểm tra và phát hiện sớm những chấn thương nghiêm trọng.

Tiến triển của đau thần kinh

Đau thần kinh thường có tính chất tiến triển, đặc biệt nếu nguyên nhân gây đau (ví dụ như tiểu đường) không thể điều trị. Các cơn đau dây thần kinh thường bắt nguồn ở xa não bộ và tủy sống (bàn tay và bàn chân) và rồi lan truyền ngược dọc theo cánh tay và cẳng chân. Nếu được điều trị thích hợp, quá trình tiến triển của bệnh có thể ngừng lại và trong một số trường hợp có thể khỏi hoàn toàn.

Đánh giá cơn đau

Bác sỹ sẽ là người đồng hành giúp bạn trong việc kiểm soát cơn đau thần kinh. Bạn cần cung cấp cho bác sỹ các thông tin về loại đau, thời gian kéo dài và ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống) để giúp họ tìm được nguyên nhân gây đau và điều trị triệt để.

Các bệnh có thể gây đau dây thần kinh

Một số người bị đau dây thần kinh mà không có lý do rõ ràng, nhiều người khác lại bị đau do triệu chứng hay biến chứng của một số bệnh như tiểu đường, zona thần kinh hay ung thư. Điều trị các căn bệnh này góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi cơn đau. Tuy nhiên, bác sỹ có thể kết hợp giữa việc giảm đau với điều trị các bệnh gây ra cơn đau.

Các thuốc giảm đau không kê đơn để điều trị đau thần kinh

Các thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) là liệu pháp điều trị đầu tay để giảm hay chấm dứt cơn đau thần kinh. Thành phần của những thuốc này thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAIDs) hay paracetamol. Một số thuốc OTC có thể được bào chế dưới dạng kem, gel, thuốc mỡ, dầu xoa hay thuốc xịt để giảm đau ngay tại vị trí đau.

Thuốc giảm đau kê đơn đối với đau thần kinh

Có rất nhiều loại thuốc kê đơn có thể giúp giảm đau thần kinh: từ những thuốc giảm đau mạnh (như nhóm opioid) đến các thuốc chống trầm cảm hay động kinh nhưng cũng có hiệu quả giảm đau thần kinh. Tuy nhiên, một số loại thuốc kê đơn này có thể gây nghiện, do vậy bạn nên trao đổi với bác sỹ để tìm ra một liệu pháp điều trị phù hợp nhất mà không gây ra nhiều tác dụng phụ.

Liệu pháp tự nhiên giảm đau thần kinh

Một số người mắc chứng đau thần kinh đáp ứng khá tốt với các liệu pháp điều trị từ thiên nhiên, liệu pháp bổ sung hay liệu pháp điều trị thay thế. Ví dụ như châm cứu có thể có tác dụng đối với một số người, trong khi với một số khác việc sử dụng thực phẩm chức năng có thể hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên thảo luận với bác sỹ để chắc chắn rằng những liệu pháp này không có tương tác bất lợi gì với những loại thuốc hay liệu pháp tại bệnh viện mà bạn đang sử dụng.

Có kế hoạch kiểm soát tốt sức khỏe của bản thân

Mặc dù các liệu pháp điều trị tại bệnh viện có thể phát huy tác dụng tốt nhưng hầu hết các bác sỹ đều nhận thấy rằng khi bệnh nhân hợp tác điều trị và có những thay đổi về lối sống (như luyện tập thể dục, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và duy trì cân nặng phù hợp), điều này sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau và giúp kiểm soát tốt các cơn đau về sau này.

Bình luận
Tin mới
  • 08/10/2024

    Các nhóm thực phẩm giúp mái tóc khỏe đẹp

    Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.

  • 08/10/2024

    Hội chứng Apert

    Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.

  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

Xem thêm