Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì để bớt đau đớn cho bệnh nhân ung thư?

Đau trong ung thư có khi không liên quan gì đến khối ung thư, nhưng vẫn là nguyên nhân gây lo lắng. Bạn cũng nên nhớ rằng, đau có thể do chính những nguyên nhân thông thường, vốn có như đau do viêm khớp, do đau đầu, do táo bón hay do các vấn đề của hệ tiêu hóa.

Đau, vì sao?

Tổn thương trên bất kỳ mô hay hệ thần kinh trong cơ thể sẽ đưa thông tin này dọc theo dây thần kinh và lên não bộ. Lúc này, não bộ nhận được thông tin và bạn cảm thấy đau. Dây thần kinh cảm giác vận chuyển thông tin về đau cho mọi loại đau theo cách này, trong đó có đau do ung thư.

Nếu bạn đau tột độ, đau hành hạ bạn và bạn sẽ nghĩ rằng khối ung thư đang lớn dần lên. Nhưng thực tế thì mức độ đau không phải lúc nào cũng phản ánh mức độ lớn lên của khối ung thư. Một khối u rất nhỏ, nhưng nó chèn ép lên dây thần kinh cảm giác hoặc chèn ép lên tủy sống (một cấu tạo thuộc hệ thần kinh trung ương) cũng sẽ gây đau khủng khiếp.

Đau đã được điều trị hiệu quả không có nghĩa là ung thư đã thoái lui. Một số người trở nên đau nhiều hơn với các biện pháp chữa trị ung thư như: phẫu thuật điều trị ung thư hay xạ trị điều trị ung thư.

Đau trong trường hợp này có thể khởi phát hoặc trở nên nặng nề hơn sau một vài tháng điều trị mà nguyên nhân là do hệ thần kinh được tái cấu trúc từ chính nó mà mô thần kinh đã bị tổn thương trong quá khứ. Loại hình đau này không đáp ứng với liệu pháp điều trị đau nguyên phát mà cần những biện pháp điều trị chuyên biệt hơn.

Đau trong ung thư có khi không liên quan gì đến khối ung thư, nhưng vẫn là nguyên nhân gây lo lắng. Bạn cũng nên nhớ rằng, đau có thể do chính những nguyên nhân thông thường, vốn có như đau do viêm khớp, do đau đầu, do táo bón hay do các vấn đề của hệ tiêu hóa.

Không phải mọi tình trạng ung thư đều gây đau

Rất nhiều người bị ung thư mà không bị đau vì khối ung thư đó không có dây thần kinh hướng tới trong nội tại khối u. Sự phát triển của khối u gây chèn ép mô thần kinh gần đó là nguyên nhân gây đau. Có khoảng 3-5 trong số 10 người chịu nhiều hơn 1 loại đau (30%- 50%), với ung thư tiến triển thì đau thường gặp hơn. Ung thư tiến triển có nghĩa là ung thư đã lan rộng hoặc quay trở sau đợt điều trị trước đó. Có 7- 9 trong số 10 bệnh nhân ung thư tiến triển có tình trạng đau ở các mức độ khác nhau.

Đau có thể được giải quyết nếu chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đau được điều trị tốt khi người bệnh không cảm thấy đau khi nằm hoặc đứng. Điều quan trọng đầu tiên là bác sỹ điều trị hoặc y tá chăm sóc phải được biết rằng bạn bị đau.

Đau ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?

Đau ảnh hưởng đến tình cảm sinh lý và cảm xúc…Đau có tính chất cá thể, phụ thuộc vào trải nghiệm đau và cảm xúc đau của mỗi người. Một loại đau nhưng gây ảnh hưởng và hành hạ người này ghê gớm nhưng lại không quá đau với người khác.

Đau và tàn tật là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau. Đau làm giảm chất lượng cuộc sống tùy theo mức độ đau. Đau khiến cho con người trở nên buồn bã, không tha thiết với các hoạt động hàng ngày, gây trầm cảm thậm chí mất việc. Nặng nề hơn, đau làm mất tính tự chủ của mỗi cá nhân. Đau làm tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và toàn xã hội.

Đau là một dấu hiệu sinh tồn và cần được đánh giá đúng mực. Chính vì vậy, năm 2005 tổ chức Y tế thế giới tuyên bố: “ Được giảm đau là quyền của con người”

Người bệnh không chết vì tình trạng ung thư mà sẽ đau khổ tột cùng đến lúc chết nếu như không được điều trị đau một cách thỏa đáng.

Làm gì để bớt đau đớn do ung thư?

Chẩn đoán ung thư không phải là mọi thứ kết thúc. Ung thư là một tình trạng bệnh mãn tính giống như các bệnh mãn tính thông thường khác như bệnh về hệ tim mạch, hô hấp, chuyển hóa. Đau do ung thư hoàn toàn có thể kiểm soát.

Đau trên con người có tính cá thể. Việc điều trị đau đối với mỗi cá thể là khác nhau. Một phác đồ điều trị hiệu quả với người này, nhưng lại không có tác dụng gì với người kia.

Vì vậy, việc dùng từ ngữ để mô tả cụ thể chính xác cảm giác đau là vô cùng quan trọng, điều này cùng với việc khám bệnh kỹ lưỡng sẽ giúp bác sỹ tìm ra được nguyên nhân gây đau và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Hãy trả lời 5 câu hỏi chính sau:

1. Đau như thế nào: như kiến đốt, như dao cứa, như bị bỏng, như bị điện giật?
2. Đau ở đâu: ở một vị trí nào, lan ra đâu?
3. Đau xuất hiện như thế nào: từ từ hay đột ngột? 
4. Điều gì giúp giảm đau: xoa bóp, thay đổi tư thế, nóng, lạnh?
5. Tần suất xuất hiện: liên tục, đau ngắt quãng?
 

Không nên ngần ngại hay trì hoãn việc nói với bác sỹ điều trị của bạn rằng bạn bị đau. Đau được điều trị sớm chừng nào thì việc kiểm soát được đau càng dễ đạt được hiệu quả chừng đó.

Trong bất kỳ giai đoạn bệnh nào của ung thư, người bệnh cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc, viêm loét, nhiễm khuẩn… và đau. Đau càng làm cho tình trạng bệnh tật thêm nặng nề do ảnh hưởng lên cả cơ thể lẫn tâm lý.

Rất nhiều người bệnh ung thư sợ bị phụ thuộc hay nghiện thuốc điều trị đau đẫn đến tâm lý không dám hỏi bác sỹ hay yêu cầu được giúp đỡ đến nơi đến chốn hoặc không tuân thủ liệu trình điều trị đau thích hợp hoặc bỏ thuốc,…,tất cả những lý do này dẫn đến tình trạng đau ngày một nặng hơn và rất khó kiểm soát đau nếu can thiệp điều trị đau muộn. Câu trả lời là rất hiếm người bị nghiện thuốc giảm đau, điều quan trọng nhất và tiên quyết là đau cần được điều trị hiệu quả ngay từ khi mới xuất hiện.

Nếu bệnh nhân ung thư bị đau thì cần thiết nói với bác sỹ hoặc y tá giúp bạn. Ngày nay, sự hiểu biết sâu về sinh lý bệnh của đau cùng với sự phát triển của nhiều phương pháp giảm đau khác nhau, dựa trên cơ chế bệnh của Đau, đã giúp ích cho công việc của các bác sỹ thuận lợi hơn vì có nhiều lựa chọn.

Vì vậy giúp giảm được gánh nặng đau đớn mà bệnh nhân ung thư phải chịu đựng. Những can thiệp không dùng thuốc, dùng thuốc giảm đau đa mô thức, những thủ thuật can thiệp nhằm giảm đau như phong bế thần kinh hay đặt buồng tiêm để truyền thuốc giảm đau vào khoang ngoài màng cứng…sẽ được cân nhắc và chỉ định phù hợp cho từng bệnh nhân ung thư. Bác sỹ điều trị đau sẽ có liệu trình điều trị đau phù hợp với mỗi người trong mỗi giai đoạn của bệnh ung thư.

Gia đình và những sự hiểu biết, chia sẻ, hỗ trợ về mặt tâm lý, xã hội, kinh tế sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư. Việc này vô cùng có ý nghĩa trong việc hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị đau, nhất là trong văn hóa ứng xử và tín ngưỡng của người Việt Nam.

Bác sĩ Bùi Hạnh Tâm - Theo Bác sỹ nội trú
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm