Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng cường khả năng giữ thăng bằng cho người cao tuổi

Cứ 3 người lại có một người ở tuổi 65 trở lên bị ngã. Đây chính là lúc đánh giá lại và tìm cách cải thiện khả năng cân bằng của bạn.

Rất nhiều người lớn tuổi tập trung vào những bài tập thể dục và chế độ ăn để giữ gìn sức khỏe. Nhưng một trong những thủ phạm tồi tệ nhất với sức khỏe - thăng bằng kém - thường là chỉ được nghĩ đến sau. Chuyên gia vật lí trị liệu đã chứng kiến rất nhiều người già thờ ơ với việc giữ thăng bằng.

Thật không may, mất cân bằng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến những cú ngã, điều này chính là nguyên nhân khiến hàng nghìn người ở Mỹ phải đến phòng cấp cứu mỗi năm vì bị gãy xương hông và chấn thương đầu. Nhưng có rất nhiều cách bạn có thể làm để cải thiện thăng bằng cơ thể. Các cách thức dưới đây được coi là những cách hiệu quả nhất:

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cho thăng bằng cơ thể tập trung vào khả năng của các khớp xương và sự truyền tín hiệu của não, hệ thống cân bằng trong tai (hệ thống tiền đình), và tầm nhìn. Chúng ta sẽ phối hợp cả ba với các bài tập như đứng trên một chân, đầu tiên là mở mắt rồi sau đó nhắm mắt lại. Chúng ta cũng làm việc dựa trên tính linh hoạt của các khớp xương, đi bộ và các bài tập chi dưới trên một hoặc hai chân. Các bài tập khác đẩy nhanh cân bằng của cơ thể. Hãy chắc chắn rằng bạn đã được đào tạo trước khi thử các bài tập này tại nhà.

Tăng cường sức mạnh cơ bắp

Sức mạnh trung tâm rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng. Nếu các cơ bụng ở trung tâm của bạn yếu, nó không thể hỗ trợ các chi, đặc biệt khi bạn đi lại. Nếu các cơ mông ở mông và hông của bạn không khỏe, chúng sẽ không thể đẩy bạn tiến về phía trước. Tăng cường cơ bắp có thể giúp cải thiện điều này. Hãy bắt đầu với những bài tập cốt lõi nhẹ nhàng như bài nghiêng xương chậu (nằm trên sàn, đầu gối co lên, rồi đưa xương chậu của bạn lên)  sau đó đến các bài tập cường độ cao hơn như bài tập ván tường (đứng cách tường 15 cm, giữ thẳng người sau đó ngả người về phía trước với cẳng tay giữ sát vào tường và giữ nguyên trong 20 giây). Các bài tập nâng chân sẽ tăng cường cơ mông, nếu thêm đai đàn hồi vào thì sẽ làm cho bài tập có hiệu quả hơn.

Thái cực quyền và yoga

Thái cực quyền và yoga là những bài tập giúp bạn chú ý vào kiểm soát và chất lượng của chuyển động, hơn là tập trung vào số lượng, điều này giúp cải thiện cân bằng của bạn. Trong thái cực quyền, bạn tập chậm, chuyển động liên tục và chuyển trọng lượng từ chi này sang chi kia. Yoga kết hợp một loạt các tư thế tập trung và thở. Cả hai bài tập đều tăng tính linh hoạt, phạm vi của chuyển động và tăng sức mạnh của chân và sức mạnh cốt lõi, phản xạ. Kết quả: bạn sẽ cân bằng tốt hơn trong một số tư thế khác nhau, điều này giúp bạn không bị té ngã khi bạn gặp vỉa hè mấp mô hay vật cản trên đường.

Điều chỉnh tầm nhìn

Nếu bạn không thể nhìn thấy mình đang đi đâu, nguy cơ bạn bị ngã sẽ tăng cao. Chuyên gia vật lý trị liệu thường điều trị cho rất nhiều người có vấn đề về cân bằng bởi vì họ di chuyển mà không nhìn thấy thứ gì đang ở trên mặt đất. Cách khắc phục có thể rất đơn giản như là cắt kính mới. Hãy khám toàn diện, kiểm tra mắt mỗi một hoặc hai lần trong năm.

Các thiết bị hỗ trợ đi bộ

Một cây gậy hay khung tập đi có thể hoàn thiện thăng bằng của cơ thể và làm cho bạn ổn định và tự tin hơn khi đi bộ. Nhưng đừng tự ý mua thiết bị cho mình. Nếu thiết bị quá cao hay quá thấp, nó lại có thể là nguyên nhân gây ngã. Các thiết bị đó cần được đo đạc, và bạn cần được hướng dẫn sử dụng. Đào tạo sử dụng chỉ mất một vài buổi vật lý trị liệu. Khung tập đi có sẵn bánh xe dành cho các địa hình khác nhau, hệ thống phanh có thể khóa, ghế, giỏ và các tính năng khác như đèn pha. Gậy chống thì rất đạng với các loại tay cầm và phần đế chống khác nhau.

Bài tập chuyển động: Ghế đứng

Bài tập tăng cường sức mạnh chân, mông và bụng. Có thể sử dụng ghế ăn, ghế làm việc hay thậm chí ghế dài.
  1. Ngồi trên ghế với chân rộng bằng hông. Đặt tay lên đùi.
  2. Siết chặt các cơ mông và bụng. Thở ra và từ từ đứng lên.
  3. Hít vào và từ từ ngồi xuống. Làm lại bài tập 10 lần.
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm