Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lỵ trực khuẩn do trực khuẩn Shigella, thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriae gây ra. Đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh nhưng trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lỵ trực khuẩn.

Theo BS. Nguyễn Thị Út - Bệnh viện Nhi Trung ương, lỵ trực khuẩn là bệnh kiết lỵ do trực khuẩn lỵ Shigella gây ra nhiễm trùng ruột và trực tràng. Các dấu hiệu chính của nhiễm Shigella là tiêu chảy và phân thường có lẫn máu. Nguyên nhân gây bệnh do tiếp xúc với trực khuẩn Shigella thông qua miệng như tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Do thực phẩm ở gần khu vực có chứa nước thải ô nhiễm; do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm: uống nước hoặc bơi trong môi trường nước bị nhiễm trực khuẩn Shigella.

Những người bị bệnh lỵ trực khuẩn thể nhẹ thường không cần điều trị bằng kháng sinh trong vòng 5 - 7 ngày. Những người bị bệnh lỵ trực khuẩn nhẹ có thể chỉ cần uống nhiều nước để bù điện giải và nghỉ ngơi để cơ thể nhanh hồi phục.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn khi mắc lỵ trực khuẩn

Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)- Ảnh 1.

Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn ở người.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi của người bệnh lỵ trực khuẩn. Chế độ ăn uống cần tập trung vào việc bù nước và điện giải để duy trì sự cân bằng của cơ thể.

Chế độ ăn uống cần cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Cho trẻ ăn sớm chế độ ăn giàu năng lượng trong thời gian mắc bệnh lỵ trực khuẩn cấp tính sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Bù nước và điện giải bằng đường uống oresol hoặc cũng có thể bù nước bằng các món ăn như nước canh, cháo hay các loại nước hoa quả,... thực hiện chế độ ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu và uống nhiều nước. Khuyến khích ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước cháo, canh. Đặc biệt trẻ em cần cho ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng, ăn nhiều lần để tránh suy dinh dưỡng.

Đọc thêm tại bài viết sau đây: Ngừa bệnh lây qua đường tiêu hóa tuổi học đường 

2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh mắc lỵ trực khuẩn

Bù nước và điện giải: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị lỵ trực khuẩn ở trẻ em. Tiêu chảy và nôn mửa gây mất nước và điện giải nghiêm trọng, dẫn đến suy nhược và các biến chứng nguy hiểm.

Cần uống nhiều nước, đặc biệt là dung dịch oresol (ORS) để bù nước và điện giải đã mất. Các loại nước khác như nước dừa, nước cháo muối, nước gạo rang cũng có thể được sử dụng.

Vitamin và khoáng chất: Khi bị mắc lỵ trực khuẩn thường bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất do mất nước và kém hấp thụ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh. Cần bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi. Các loại vitamin và khoáng chất quan trọng bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin nhóm B, kẽm và kali.

Kẽm: Kẽm giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. Bổ sung kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi niêm mạc ruột. Có thể tăng cường kẽm qua thực phẩm (thịt bò, gà, hải sản, các loại đậu) hoặc thuốc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Kali: Rất quan trọng để phục hồi các chất dự trữ thiết yếu của cơ thể bị cạn kiệt trong quá trình tiêu chảy. Thực phẩm giàu kali bao gồm đậu lăng, chuối, xoài, dứa, đu đủ, nước cốt dừa và trái cây họ cam quýt.

Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)- Ảnh 3.

Bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu lỵ trực khuẩn cấp xảy ra ở trẻ em.

Cung cấp đủ năng lượng: Người mắc lỵ trực khuẩn thường bị suy nhược do mất nước và kém ăn. Cần cung cấp đủ năng lượng để duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Thực phẩm giàu năng lượng như chất béo lành mạnh và ngũ cốc được hấp thụ khá tốt trong quá trình tiêu chảy. Nên ăn các loại thực phẩm địa phương giàu năng lượng quen thuộc, chia thành nhiều bữa nhỏ. Các loại thực phẩm giàu năng lượng bao gồm cháo, súp, cơm, bánh mì và các loại ngũ cốc.

3. Xây dựng chế độ ăn cho người mắc lỵ trực khuẩn

Thức ăn và nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra bệnh lỵ trực trùng. Do đó, việc lập kế hoạch dinh dưỡng cẩn thận là rất quan trọng. Cha mẹ và người chăm sóc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ.

3.1. Thực phẩm người mắc lỵ trực khuẩn nên ăn

Với bệnh nhân gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, bác sĩ thường khuyên dùng chế độ ăn BRAT. Chế độ ăn BRAT là một chế độ ăn nhạt, bao gồm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, được khuyến nghị cho người gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn và nôn. BRAT là từ viết tắt của:

  • Bananas (Chuối): Dễ tiêu hóa và giàu kali.
  • Rice (Gạo): Gạo trắng có thể giúp làm cứng phân.
  • Applesauce (Táo nghiền): Nhẹ nhàng với dạ dày và cung cấp một số carbohydrate.
  • Toast (Bánh mì nướng): Bánh mì trắng giúp làm dịu triệu chứng nôn ói.
Khi đã phát hiện bệnh nhân bị lỵ trực khuẩn cần phải cách ly bệnh nhân, mọi đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như bát đũa, cốc uống nước, khăn, thau rửa mặt… đều phải dùng riêng. Trong thời gian điều trị cần phải có chế độ ăn thích hợp, cụ thể: chỉ ăn kiêng trong vài ngày đầu, sau đó trở lại chế độ ăn bình thường từ ngày thứ 3 trở đi.

Với trẻ đang bú mẹ, hãy tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ và cho trẻ bú nhiều hơn. Đối với trẻ đang bú sữa bình thì vẫn cho ăn bình thường bằng loại sữa đã ăn quen, không thay sữa khác, không hạn chế số lần uống, số lượng sữa.

Đối với trẻ đã ăn bổ sung, cha mẹ nên chọn những món ăn nhạt, loãng, không có xơ và dầu mỡ để dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng và không có tính kích thích như cháo, súp, canh,... nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no vào một bữa. Nên ăn thực phẩm như gạo tẻ, mì gạo, đại mạch, đậu cove,... giúp dễ tiêu và hạn chế đi lỏng. Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn, nên luộc hoặc ép thành nước uống. Cho trẻ ăn thêm một bữa mỗi ngày sau khi hết tiêu chảy để giúp cơ thể khỏe mạnh trở lại.

Với người lớn, trong vài ngày đầu dùng cháo ninh nhừ, nấu với thịt, cá. Ngày thứ 3 trở đi cho ăn cháo đặc với thịt, trứng, khoai tây nghiền, sữa chua, sau đó ăn cơm nát, thịt nạc luộc, nước hoa quả. Không nên ăn thức ăn có nhiều bã, thảo mộc khô. Bù nước và điện giải đường uống đối với thể nhẹ và vừa, tốt nhất là dùng dung dịch oresol uống theo nhu cầu cơ thể. Thể nặng cần truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ.

Trong thời gian bị lỵ trực trùng, điều quan trọng là phải tập trung vào việc bù nước và các loại thực phẩm dễ tiêu hóa để giúp kiểm soát các triệu chứng. Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa mất nước và đào thải mọi độc tố ra khỏi cơ thể.

Yếu tố quan trọng nhất là duy trì lượng chất lỏng đưa vào cơ thể để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Mọi người nên cố gắng uống chất lỏng có chứa khoáng chất và chất điện giải để bổ sung những chất đã mất. Người bệnh nên tăng cường chất lỏng như:    

  • Nước;
  • Nước dừa;
  • Súp hoặc nước dùng (gà hoặc rau củ quả);
  • Dung dịch bù nước đường uống (ORS).

Trong quá trình phục hồi sau tiêu chảy, nên ăn những thức ăn nhạt, đơn giản, dễ tiêu hóa.

3.2. Các loại thực phẩm cần tránh

Cần tránh một số loại thực phẩm nhất định khi vẫn bị tiêu chảy, ví dụ như những loại có nhiều chất xơ như trái cây và rau thô, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm cay.

- Các sản phẩm từ sữa: Có thể khó tiêu hóa.

- Thực phẩm có đường và chất tạo ngọt nhân tạo: Đường đi vào ruột kết có thể phá vỡ các vi khuẩn vốn đã nhạy cảm ở đó, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

Thực phẩm giàu chất xơ: Chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau sống. Khi cơ thể đang cố gắng phục hồi sau tiêu chảy, chất xơ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

- Thực phẩm béo hoặc chiên: Chất béo và dầu bổ sung từ quá trình chiên có thể khiến hệ tiêu hóa nhạy cảm khó xử lý và có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

- Thực phẩm cay: Có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.

- Đồ uống có chứa caffeine và cồn: Làm nặng thêm tình trạng mất nước. Các loại đồ uống có gas cũng có thể gây ra phản ứng hoặc gây ra các triệu chứng khác, ví dụ như hơi đầy hơi, chuột rút.

- Probiotics: Probiotics là các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Probiotics hỗ trợ tiêu hóa bằng cách cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột. Thực phẩm chứa probiotics như sữa chua hoặc các sản phẩm chứa probiotics khác như đậu nành lên men, rau muối chua. 

Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa vì lactose có trong những thực phẩm này có thể khó tiêu hóa. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng probiotics.

Đọc thêm tại bài viết sau: Nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus: Biểu hiện bệnh và cách điều trị

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì, phụ nữ mang thai và cho con bú,… Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Thiên Châu - Theo Sức khỏe và đời sống
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 20/07/2025

    Thực phẩm giàu magie có liên quan tới giấc ngủ ngon

    Magie được phát hiện có vai trò với giấc ngủ ngon nên nồng độ magie thấp có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. Tham khảo một số thực phẩm giàu magie giúp cải thiện giấc ngủ.

  • 20/07/2025

    7 mẹo để ngủ ngon hơn khi bạn bị bệnh

    Chống lại cảm lạnh có thể làm bạn mất năng lượng và cảm thấy mệt mỏi. Nhưng sẽ rất khó ngủ khi bạn liên tục ho, hắt hơi hoặc chống chọi với cơn sốt.

  • 19/07/2025

    Cách ăn tinh bột thông minh để giảm cân an toàn

    Rất nhiều người trong quá trình giảm cân có xu hướng cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi chế độ ăn. Biện pháp này có hiệu quả không và nên làm gì để giảm cân an toàn?

  • 19/07/2025

    Mẹo phòng ngừa các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa hè

    Mùa hè thường gắn liền với những trải nghiệm tích cực như ánh nắng rực rỡ, các hoạt động ngoài trời và kỳ nghỉ thư giãn. Tuy nhiên, thời tiết oi bức kết hợp với độ ẩm cao cũng khiến mùa hè trở thành thời điểm dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

Xem thêm