Khi tiêu chảy kéo dài vài ngày, bạn có thể bị đau quặn bụng, buồn nôn, nôn, đi đại tiện nhiều lần. Ruột của bạn trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích, từ đó khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà việc điều trị bệnh tiêu chảy có thể chỉ cần đơn giản như uống một viên thuốc không kê đơn. Tuy nhiên đối với những bà mẹ đang cho con bú, việc làm dịu các triệu chứng tiêu chảy có thể sẽ khó khăn hơn vì các bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận với các loại thuốc họ dùng.
Thay vì dùng thuốc đặc trị tiêu chảy, sau đây là một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ khi cho con bú.
Đọc thêm tại bài viết: Cách điều trị hiệu quả tiêu chảy tại nhà
Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy thường do virus lây nhiễm vào ruột và thường kéo dài trong hai đến ba ngày. Ngoài ra, tiêu chảy cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
Khi bạn bị tiêu chảy, bạn có thể bị đau bụng, đầy hơi, phân lỏng và nhiều nước, có nhu cầu đi vệ sinh gấp và có thể buồn nôn, nôn mửa. Các triệu chứng đi kèm với tiêu chảy nặng bao gồm:
Bạn nên tới gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, đặc biệt là nếu bạn đang cho con bú.
Các phương pháp điều trị tự nhiên cho các bà mẹ đang cho con bú
Nếu bạn đã chọn tránh xa các loại thuốc không kê đơn để điều trị tiêu chảy trong khi cho con bú, bạn có thể thử các phương pháp điều trị tự nhiên sau:
Ăn chế độ BRAT trong vài ngày
Thay đổi chế độ ăn uống của bạn là cách dễ nhất và tự nhiên nhất để điều trị tiêu chảy trong khi cho con bú. Các bác sĩ thường sẽ đề xuất chế độ ăn BRAT, đây là chế độ ăn viết tắt của:
Các loại thực phẩm BRAT là những loại thực phẩm nhạt, thường được dung nạp tốt và dễ tiêu hóa đối với nhiều người bị tiêu chảy. Chế độ ăn này ít protein và ít chất béo, có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn. Chế độ ăn BRAT cũng ít chất xơ, giúp cơ thể bạn làm rắn phân lỏng.
Hơn nữa, chuối sẽ giúp thay thế phần lớn kali bị mất đi trong một đợt tiêu chảy, kali đóng vai trò cần thiết để duy trì chức năng tế bào và điện giải trong cơ thể. Bạn cũng nên tránh ăn gạo lứt vì gạo lứt có nhiều chất xơ hơn.
Các biến thể chế độ ăn BRAT
Một số phiên bản khác của chế độ ăn nhạt phổ biến là BRAT-T, có thêm trà, hoặc BRAT-Y, có thêm sữa chua giàu lợi khuẩn. Các loại thực phẩm bán rắn và ít chất xơ khác tốt cho sức khỏe bao gồm:
Bạn nên tránh:
Ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa chua hoặc kefir
Một số loại sữa tốt cho bệnh tiêu chảy và đau dạ dày. Các vi khuẩn sống được gọi là lợi khuẩn có trong sữa chua và kefir (một loại sữa lên men) có thể thay thế vi khuẩn có lợi thường có trong đường tiêu hóa của bạn bị mất đi do tiêu chảy.
Lợi khuẩn chứa vi khuẩn sống là các vi khuẩn có lợi giúp chống lại vi khuẩn có hại có trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Một lưu ý nhỏ là đảm bảo kefir hoặc sữa chua bạn ăn là ít đường, vì thực phẩm nhiều đường có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu chảy.
Uống một cốc trà hoa cúc dịu nhẹ
Trà hoa cúc là một cách tuyệt vời để làm dịu cơn đau bụng do tiêu chảy. Loại thảo mộc Địa Trung Hải này được cho là giúp làm giảm đau quặn bụng và giảm viêm bằng cách làm giãn cơ và niêm mạc ruột. Do đó hoa cúc sẽ hữu ích trong việc điều trị tiêu chảy nhẹ đến trung bình và là một cách tốt để giữ nước.
Hãy thử một thìa giấm táo tự nhiên
Có một số người nói rằng giấm táo có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng tiêu chảy của họ, cũng như thay thế magiê và kali. Bạn có thể thử uống 1 thìa giấm táo mỗi giờ cho đến khi hết tiêu chảy.
Uống đủ nước
Tất nhiên, khi điều trị bất kỳ bệnh nào, hãy đảm bảo bạn uống nhiều chất lỏng, chẳng hạn như nước lọc, nước canh và đồ uống thể thao. Điều này sẽ giúp làm dịu các triệu chứng tiêu chảy và ngăn ngừa mất nước. Cố gắng tránh các chất lợi tiểu tự nhiên như rượu và caffeine, bao gồm cà phê, sô cô la, một số loại soda và một số loại trà.
Điều này đặc biệt đúng với bệnh tiêu chảy, vì rất nhiều chất lỏng và chất dinh dưỡng có thể bị mất trong quá trình mắc bệnh và điều đó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Bạn cũng được khuyến cáo nên uống từng ngụm nước nhỏ trong ngày. Nếu có thể, hãy cố gắng tăng lượng chất lỏng lên 2 đến 3 lít mỗi ngày.
Đọc thêm tại bài viết: Cách xây dựng thực đơn giúp mẹ nhiều sữa cho con bú mà không lo tăng cân
Kết luận
Tiêu chảy chỉ nên kéo dài từ hai đến ba ngày, nếu các triệu chứng tiêu chảy của bạn kéo dài hơn thời gian đó hoặc bạn bị sốt trong hơn 24 giờ thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Những lý do khác để bạn tới gặp bác sĩ bao gồm có các dấu hiệu mất nước như nước tiểu sẫm màu, nhịp tim nhanh và mệt lử. Đừng chủ quan, các triệu chứng tiêu chảy nghiêm trọng có thể báo hiệu một căn bệnh nghiêm trọng hơn mà bạn không nên bỏ qua.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?