Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các bà mẹ trên toàn thế giới nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên để đạt được sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tối ưu. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phát triển tốt nhất cho trẻ.
Tuy nhiên, để đảm bảo được chất lượng sữa đáp ứng nhu cầu của trẻ cho quá trình tăng trưởng và phát triển, mẹ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vì vậy, xây dựng thực đơn cho mẹ nhiều sữa mà không béo có vai trò quan trọng với cả mẹ và bé.
1. Nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ đang cho con bú
Cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho mẹ nuôi con bú.
Các bà mẹ cho con bú thường cần nhiều calo hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khi cho con bú.
Nhu cầu năng lượng hàng ngày cho các bà mẹ cho con bú nhiều hơn khoảng 500kcal so với nhu cầu của một phụ nữ trưởng thành trung bình. Những số liệu này dựa trên việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
Sau thời gian bú mẹ hoàn toàn, các bà mẹ có thể giảm khi con bắt đầu thêm các bữa ăn dặm. Số lượng calo bổ sung cần thiết cho một phụ nữ đang cho con bú cũng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, chỉ số khối cơ thể, mức độ hoạt động và mức độ cho con bú.
Mặc dù các bà mẹ tăng cân khi mang thai là điều bình thường, nhưng không nên áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân khi đang cho con bú.
Việc cho con bú cũng giúp mẹ giảm cân tự nhiên và an toàn. Nếu tăng cân sau khi sinh, có thể mẹ đã ăn quá nhiều hoặc lựa chọn thực phẩm quá giàu năng lượng.
Tham khảo các nhu cầu dinh dưỡng dưới đây khi bà mẹ đang cho con bú:
Protein: Em bé đang lớn sử dụng rất nhiều protein, vì vậy mẹ sẽ cần ăn thêm protein trong chế độ ăn uống để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Protein rất quan trọng cho sự tăng trưởng của trẻ, protein trung bình cần thiết cho việc cho con bú là 54g mỗi ngày, nhưng cũng có thể cần 67g/ngày hoặc nhiều hơn (100g cá có khoảng 22g protein; 100g thịt lợn có khoảng 27g protein...).
Các nguồn protein tốt: Thịt (kể cả cá và gia cầm), sản phẩm bơ sữa, các loại đậu (chẳng hạn như đậu và các sản phẩm từ đậu nành), quả hạch.
Folate: Folate là vitamin nhóm B cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Trung bình, các bà mẹ cho con bú cần 450mcg (microgam) - 500mcg folate mỗi ngày. Các nguồn folate tốt là các loại rau lá, các loại ngũ cốc, đậu hà lan, quả hạch, trái bơ…
Canxi: Canxi giúp xương và răng chắc khỏe, đóng vai trò quan trọng giúp hệ tuần hoàn, cơ và hệ thần kinh hoạt động tốt. Phụ nữ cho con bú nên bổ sung 1.000mg canxi mỗi ngày.
Các nguồn canxi lành mạnh bao gồm các sản phẩm từ sữa ít chất béo, nước cam tăng cường canxi và các sản phẩm thay thế sữa, ngũ cốc và cải xoăn.
I-ốt: Là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp và để đảm bảo não và hệ thần kinh của bé phát triển bình thường. Các bà mẹ cho con bú cần trung bình 190mcg - 270mcg i-ốt mỗi ngày. Các nguồn i-ốt tốt bao gồm: Hải sản, sữa, rau.
Kẽm: Kẽm rất quan trọng cho sự phát triển tế bào và hệ thống miễn dịch của bé. Các bà mẹ đang cho con bú cần trung bình 10mcg - 12mcg kẽm mỗi ngày. Các nguồn kẽm tốt: ngũ cốc nguyên hạt, sữa, hải sản, cây họ đậu, quả hạch.
Vitamin A: Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển bình thường và giúp bé chống lại nhiễm trùng.
Các bà mẹ cho con bú cần trung bình 800mcg – 1100mcg vitamin A mỗi ngày. Các nguồn vitamin A tốt bao gồm: sữa, phô mai, trứng, loài cá béo, trái cây như xoài, mơ, các loại rau như bí ngô, cà rốt, rau bina và bông cải xanh.
Vitamin B6 giúp bé chuyển hóa protein và hình thành các tế bào hồng cầu mới. Các bà mẹ cho con bú cần trung bình 1,7mg vitamin B6 mỗi ngày, nhưng bạn có thể cần 2mg mỗi ngày hoặc nhiều hơn.
Các nguồn vitamin B6 tốt bao gồm: thịt cơ và nội tạng, gia cầm, cá, các loại ngũ cốc, bắp cải Brussels, đậu xanh, đậu.
Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu và phát triển chức năng não bộ của bé. Những chất dinh dưỡng này có thể được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật như sữa nạc, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, động vật có vỏ, gan, sữa chua, trứng, cua, tôm.
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi cho xương và răng khỏe mạnh.
Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi cho xương và răng khỏe mạnh. Vitamin D được tạo ra khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Các nguồn thực phẩm tốt cung cấp vitamin D bao gồm sữa ít béo hoặc không béo được tăng cường, lòng đỏ trứng và cá hồi. Các chuyên gia khuyên phụ nữ cho con bú nên bổ sung 15mcg - 20mcg vitamin D mỗi ngày.
2. Chất dinh dưỡng nên tăng cường khi mẹ cho con bú
Nhu cầu về i-ốt và choline của người mẹ tăng lên trong thời kỳ cho con bú. Hướng dẫn chế độ ăn uống khuyên các bà mẹ đang cho con bú nên tiêu thụ 290mcg i-ốt và 550mcg choline mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên sau khi sinh.
Có thể tìm thấy i-ốt trong các sản phẩm từ sữa, trứng, hải sản hoặc trong muối ăn có i-ốt. Choline có thể được tìm thấy trong các nhóm thực phẩm từ sữa và protein, chẳng hạn như trứng, thịt, một số hải sản, đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng.
Tuy nhiên, các bà mẹ đang cho con bú cần được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn để xác định xem có cần bổ sung i-ốt hoặc choline để đạt được lượng tiêu thụ đầy đủ hay không.
3. Nước - nguồn dinh dưỡng quan trọng khi mẹ cho con bú
Cho con bú nhu cầu nước sẽ cao hơn, mẹ sẽ cần uống nhiều hơn ít nhất 700ml mỗi ngày so với những người không cho con bú để thay thế chất lỏng được sử dụng khi cho con bú.
Bổ sung nước hàng ngày ở dạng nước, sữa, nước trái cây và các loại đồ uống khác. Tuy nhiên, nước tinh khiết là nguồn chất lỏng tốt nhất cho mẹ. Tránh uống rượu và hạn chế đồ uống có chứa caffein như trà đặc, cà phê và nước ngọt có ga.
Các bà mẹ nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng. Các loại thức ăn, đồ uống mà bà mẹ đang cho con bú nên tránh là cá có hàm lượng thủy ngân cao, cũng cần biết nên ăn loại hải sản nào vì không phải bất cứ hải sản nào mẹ cũng nên ăn.
Không nên dùng caffein, rượu bia và sữa bò (nếu trẻ bị dị ứng với sữa bò vì đạm sữa bò được hấp thu vào sữa mẹ).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe trái tim.