Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý 5 điều sau

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Một số trường hợp tiêu chảy cần sử dụng chế độ ăn đặc biệt, dưới đây là những lưu ý cần biết về bệnh tiêu chảy ở trẻ.

1. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng bất thường hay toàn nước từ 3 lần trở lên trong 24 giờ, trẻ có thể kèm theo biểu hiệu khác như sốt, ớn lạnh, nôn ói liên tục, đau bụng quặn.

Tiêu chảy cấp là khi tiêu chảy không quá 14 ngày. Tiêu chảy từ 14 ngày trở lên gọi là tiêu chảy kéo dài. Hội chứng lỵ là khi bệnh nhân đi tiêu phân lỏng kèm có máu trong phân.

Trong tiêu chảy xuất tiết, có thể là hậu quả của nhiều yếu tố, nhưng thường là nhiễm trùng, tác nhân gây bệnh đường ruột sẽ bám dính hoặc xâm nhập vào tế bào biểu mô. Điều này sẽ kích hoạt nhiều phản ứng ở niêm mạc ruột, hậu quả kéo theo sự di chuyển của nước vào lòng ruột, nhằm loại bỏ tác nhân nhiễm trùng.

Về nguyên nhân gây tiêu chảy có thể chia làm 2 nhóm: Do nhiễm trùng và không nhiễm trùng, trong đó nhóm nhiễm trùng chiếm đa số. Nguyên nhân nhiễm trùng do các tác nhân: Virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Đặc biệt, trẻ em dễ bị tiêu chảy do nguyên nhân vi khuẩn hơn virus. Điều kiện lây nhiễm tiêu chảy có thể qua thức ăn (sữa chưa được tiệt trùng, thịt, trứng chưa được nấu chín hoặc trái cây, rau củ quả có vi khuẩn); hoặc qua tiếp xúc với mầm bệnh (trẻ khác hoặc nhân viên trong nhà giữ trẻ, vật nuôi gia cầm đang bị tiêu chảy, bơi hoặc uống nước không sạch); hoặc do trẻ có sử dụng kháng sinh gần đây; trẻ bị suy giảm miễn dịch…

Trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần biết 5 điều sau - Ảnh 2.

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em.

2. Cha mẹ cần lưu ý những điều gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Với trẻ tiêu chảy cấp đơn thuần, cha mẹ cần bù nước và điện giải bằng đường uống, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng.

Sử dụng dung dịch bù nước

Mỗi gói Oresol pha với 200ml hoặc 1000ml nước đun sôi để nguội (theo đúng hướng dẫn sử dụng), cho trẻ uống từng thìa (với trẻ bé) hoặc từng ngụm nhỏ (với trẻ lớn). Mỗi dung dịch pha chỉ sử dụng trong 24h.

Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy

  • Gạo, khoai tây.

  • Thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò.

  • Sữa công thức có giảm đường lactose (nếu bác sĩ có chỉ định), sữa chua.

  • Dầu thực vật.

  • Rau xanh, cà rốt, bí đỏ.

  • Chuối, táo.

Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi tiêu chảy để xây dựng chế độ ăn phù hợp với sở thích và thói quen của trẻ.

Các thực phẩm không nên dùng khi bị tiêu chảy

  • Thức ăn có đậm độ đường cao, nhiều chất béo có thể gây ra kém hấp thu, vì sẽ làm giảm khả năng trống của dạ dày.

  • Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp.

  • Thực phẩm có nhiều xơ không tan và ít dinh dưỡng: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy

  • Không nên cho trẻ tiêu chảy ăn giảm đi, không kiêng ăn, nhịn bú.

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ.

  • Trẻ đã ăn bổ sung: Nhanh chóng tập cho trẻ làm quen dần lại với thức ăn đa dạng và chế độ ăn như bình thường. Thức ăn nên mềm, dễ tiêu và chia nhỏ nhiều bữa (tránh ăn khối lượng lớn vì sẽ gây tăng kích thích ruột).

  • Khi khỏi bệnh: Tăng thêm 1 bữa cho trẻ so với bình thường trong 2 tuần, để đảm bảo phục hồi cân nặng.

Trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần biết 5 điều sau - Ảnh 3.

Cho trẻ rửa tay thường xuyên để phòng bệnh tiêu chảy.

Trẻ bị tiêu chảy khi nào cần đi khám?

Nên cho trẻ mắc bệnh tiêu chảy đi khám ngay nếu trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu nặng toàn thân: Ngủ li bì, quấy khóc liên tục không thể dỗ được, môi khô, tái nhợt…

  • Dấu hiệu mất nước: Đi tiểu ít, trẻ khát nước trầm trọng, mắt trũng, thóp lõm…

  • Đi cầu phân tóe nước liên tục, có máu trong phân, phân bất thường.

  • Nôn ói liên tục: Nôn tất cả mọi thứ hoặc nôn > 4 lần/ giờ.

  • Chướng bụng, đau bụng nhiều.

Lời khuyên thầy thuốc

Để phòng ngừa tiêu chảy, cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng và tiếp tục cho đến 24 tháng.

- Ăn dặm đúng cách: Nên bắt đầu khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, ăn dặm hợp lý, hợp vệ sinh và đầy đủ 4 nhóm chất.

- Cung cấp đầy đủ vitamin A cũng là một biện pháp giúp giảm nguy cơ tiêu chảy nặng.

- Tiêm vaccine phòng bệnh: Hiện đã có vaccine ngừa tiêu chảy do Rotavirrus – tác nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng ở trẻ em.

- Cải thiện nguồn nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh tay đúng cách.

Tóm lại

Tiêu chảy ở trẻ em không đáng lo ngại nếu cha mẹ phát hiện tình trạng bệnh kịp thời và có hướng xử lý đúng đắn.

Quan trọng là bạn cần theo dõi sát sao các triệu chứng, xây dựng cho trẻ thực đơn phù hợp và đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi dấu hiệu bệnh ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiêu chảy cấp ở trẻ - Bệnh thường gặp trong mùa mưa

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm