Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em và cách phòng ngừa

Tại Việt Nam, theo báo cáo tại Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Bệnh lý này kéo dài có thể cản trở quá trình phát triển trí não và thể chất của bé.

Vậy, nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em là gì? Có cách nào phòng ngừa hiệu quả không? Mời mẹ đọc bài viết này để có câu trả lời chính xác nhé!

Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em. Tuy nhiên, dưới đây là những trường hợp phổ biến và thường gặp nhất mà mẹ cần lưu ý:

Sinh non, nhẹ cân

5 nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em và cách phòng ngừa - Ảnh 1.

Trẻ sinh non có nguy cơ thiếu máu cao,

Ở những tuần đầu, nồng độ huyết sắc tố ở trẻ sinh non suy giảm nhanh hơn rõ rệt so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Trong khi đó, cơ thể trẻ sơ sinh chưa thể sản xuất kịp hồng cầu bù đắp, gây thiếu máu sinh non..

Trẻ thường tích trữ nhiều sắt hơn vào các tháng cuối thai kỳ để tạo ra hồng cầu mới sau khi sinh. Tuy nhiên, trẻ sinh non thiếu hụt một lượng lớn sắt dự trữ trong giai đoạn này, dẫn đến thiếu máu từ những tháng đầu đời.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Khi bé ở giai đoạn 6-7 tháng tuổi, các bữa ăn dặm là nguồn chính cung cấp sắt cho bé. Dưới đây là hai lý do phổ biến khiến bé không đủ sắt từ thực phẩm ở giai đoạn này:

Đầu tiên, khi phải ăn dặm quá sớm, bé có thể gặp rối loạn tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu sắt từ thức ăn. Ngoài ra, việc ăn dặm sớm cũng khiến bé bú ít sữa mẹ hơn và không nhận đủ lượng sắt tối ưu từ sữa mẹ.

Từ 6 tháng tuổi, phần lớn sắt bé nhận được đến từ thực phẩm ăn dặm. Do đó, một chế độ ăn thiếu đa dạng, ít thực phẩm giàu sắt hoặc ăn chay trường sẽ dẫn đến thiếu sắt ở trẻ trong giai đoạn này.

Bệnh lý đường tiêu hoá

5 nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em và cách phòng ngừa - Ảnh 2.

Bệnh lý tiêu chảy của bé ảnh hưởng đến hấp thu sắt.

Hệ tiêu hoá của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gặp vấn đề ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt.

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và biếng ăn. Theo đó, các rối loạn kéo dài có thể dẫn đến trẻ biếng ăn và khó hấp thu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu sắt và các chất dinh dưỡng khác.

Ngoài ra, các bệnh lý như nhiễm giun sán gây mất máu dài ngày qua đường tiêu hoá và tổn thương niêm mạc ruột trẻ, gây giảm hấp thu sắt.

Có nên bổ sung sắt dự phòng thiếu máu cho trẻ nhỏ?

Như vậy, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc phải thiếu máu nếu không nhận được chế độ dinh dưỡng giàu sắt theo từng giai đoạn.

Bên cạnh chuẩn bị những bữa ăn dinh dưỡng giàu sắt mẹ có thể bổ sung thêm sắt dự phòng cho bé theo nhu cầu ở từng lứa tuổi.

Dưới đây là khuyến nghị cụ thể từ Bộ Y tế Canada:

Cách lựa chọn sắt dự phòng cho bé đúng cách

Khi lựa chọn sắt hữu cơ cho bé, mẹ tham khảo những tiêu chí dưới đây:

Ưu tiên sắt II amin – sắt hữu cơ thế hệ mới

Sắt amin có thể hấp thu với sinh khả dụng cao. Vì thế, nó không để lại tác dụng phụ như táo bón hoặc nóng trong cho bé.

Chọn sắt hữu cơ nhỏ giọt

Sắt hữu cơ nhỏ giọt thường hạn chế đen/xỉn màu răng tốt hơn các loại sắt nước ống. Mẹ nên chọn những sản phẩm có ống định lượng tách rời vì dễ sử dụng, đặc biệt khi bé cần bổ sung lượng dung dịch sắt lớn.

Chọn sắt hữu cơ ít tanh

Bé nếu gặp sắt có vị tanh, khó uống, có thể gây nôn trớ, quấy khóc và không chịu uống. Sắt hữu cơ không tanh và có mùi vị dễ uống sẽ giúp bé hợp tác hơn. Đánh giá và review của các mẹ bỉm khác cũng có thể giúp mẹ lựa chọn được loại sắt cho bé dễ uống nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm