Trẻ nôn trớ sau ăn có thể là biểu hiện trẻ bị viêm amidan.
Triệu chứng viêm amidan ở trẻ
Amidan là khối mô mềm tương tự như các hạch bạch huyết (lympho) nằm phía sau hầu họng, đóng vai trò như một tuyến bảo vệ, ngăn chặn vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập vào hệ hô hấp. Tuy nhiên, khi gặp phải sự tấn công ồ ạt và liên tục của virus, vi khuẩn, tình trạng viêm nhiễm quá mức khiến amidan sưng đỏ, gọi là viêm amidan.
Viêm amidan có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em. Nguy cơ viêm amidan tăng cao khi trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng; Ăn nhiều thực phẩm lạnh; Môi trường sống ô nhiễm.
Triệu chứng viêm amidan phổ biến nhất là amidan sưng đỏ; Đau rát họng, họng xuất hiện vết loét hoặc phồng rộp; Sốt, ớn lạnh về chiều; Sưng hạch ở cổ hoặc hàm.
Trẻ bị viêm amidan có biểu hiện đau rát họng, nuốt vướng, cản trở việc ăn uống.
Ở trẻ em, viêm amidan có thể gây tình trạng đau bụng, nôn trớ, biếng ăn… Nguyên nhân là khi amidan bị viêm, cổ họng đau cản trở việc ăn uống, nhai nuốt đồ ăn, dễ khiến trẻ buồn nôn và nôn.
Nhiều phụ huynh cũng muốn con nhanh khỏi nên bồi bổ bằng món ăn giàu chất béo và sữa, khiến dạ dày trẻ thêm khó chịu.
Trẻ bị viêm amidan nôn trớ nhiều phải làm gì để cải thiện?
Để cải thiện tình trạng trẻ viêm amidan nôn trớ nhiều, cha mẹ cần cho con dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn thực phẩm dễ gây kích ứng niêm mạc họng, có kết cấu cứng và khô. Nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, cho trẻ ăn các món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như canh, soup, cháo còn ấm.
Ngoài đồ ăn, trẻ cần được bổ sung nhiều nước, nước trái cây hoặc oresol để tăng sức đề kháng, bổ sung điện giải cho trẻ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên cắt amidan cho tất cả trẻ nhỏ?
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.