Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay chân miệng

Thời điểm đầu năm học cũng là lúc dịch tay chân miệng dễ bùng phát ở trẻ em. Cha mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để có biện pháp xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ở trẻ.

Bệnh tay chân miệng thường gặp nhất ở nhóm trẻ mầm non dưới 5 tuổi.

Triệu chứng tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, nên rất dễ lây lan ở trẻ em độ tuổi đi nhà trẻ, mầm non. Bệnh do các virus thuộc họ Enterovirus lây lan qua tiếp xúc từ người sang người. 

Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt và nổi ban mụn nước thường xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng. Triệu chứng ban đầu có thể là sốt và thường kèm theo đau họng. Trẻ cảm giác khó chịu và xuất hiện tình trạng biếng ăn, quấy khóc. 

Bệnh tay chân miệng có đặc trưng là xuất hiện các ban đỏ, ban phỏng nước quanh miệng, lòng bàn tay và bàn chân

Bệnh tay chân miệng có đặc trưng là xuất hiện các ban đỏ, ban phỏng nước quanh miệng, lòng bàn tay và bàn chân.

Vết loét gây đau và mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng hoặc họng khoảng 1-2 ngày sau khi sốt. Mụn nước có khả năng xuất hiện ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má và đôi khi ở mông (ở mông thường do tiêu chảy gây ra). Mụn nước ít khi gây ngứa ở trẻ em, nhưng có thể gây ngứa dữ dội ở người lớn. Vết loét và mụn nước thường tự khỏi trong một tuần hoặc lâu hơn.

Bệnh tay chân miệng có thể khỏi dần sau 8-10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp trong ngày thứ 2-5 của bệnh. 3 dấu hiệu bệnh trở nặng, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay bao gồm: Sốt cao trên 38,5 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt; Giật mình, chới với, run tay; Quấy khóc nhiều.

Nguyên tắc "3 sạch" trong phòng bệnh tay chân miệng

Trên thực tế, bệnh tay chân miệng thường gặp nhất với trẻ em ở độ tuổi mầm non do trẻ còn nhỏ, có thói quen đưa tay vào miệng. Để bảo vệ trẻ trước dịch tay chân miệng, phụ huynh và nhà trường cần đảm bảo thực hiện "nguyên tắc 3 sạch":

Ăn uống sạch: Nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, không cho trẻ ăn bốc, mút tay. Vật dụng ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, bát ăn cơm, muỗng ăn nên được khử trùng bằng nước sôi và sử dụng riêng biệt.

Ở sạch: Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng với nước sạch. Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ, cách ly trẻ bị bệnh với bạn bè và anh chị em trong nhà ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát. Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, khẩu trang, bàn chải… với người khác.

Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được khử trùng sạch sẽ

Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được khử trùng sạch sẽ.

Chơi sạch: Đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên để tránh hiện tượng ngậm đồ chơi. Cha mẹ cần lau sạch sẽ bề mặt tiếp xúc như sàn nhà, vật dụng trong nhà bằng dung dịch khử khuẩn an toàn, lành tính.

Ngoài ra, để chủ động tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch bệnh tay chân miệng, giải pháp đang được giới chuyên gia đánh giá cao là sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống - ngoài bôi” gồm cốm hòa tan hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và gel bôi ngoài da chứa nano bạc (thành phần chính) có công dụng hỗ trợ sát khuẩn, làm lành nhanh các tổn thương, kích thích tái tạo tế bào da mới.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhận biết và chăm sóc trẻ mắc tay - chân - miệng.

Trang Vũ - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
Xem thêm