Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giải đáp những thắc mắc của cha mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng là một bênh truyền nhiễm phổ biến do virus gây ra ở trẻ em hay xuất hiện ở trẻ nhỏ nhất là độ tuổi mầm non và thường gặp vào mùa hè hoặc đầu mùa thu.

Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ có những thắc mắc như bệnh tay chân miệng là gì, làm thế nào để giúp trẻ giảm các triệu chứng của bệnh gây ra và hơn hết là khi nào trẻ có thể đi học trở lại. Bài viết này sẽ giải đáp cho cha mẹ những thắc mắc này.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, dễ lây lan do các loại virus khác nhau gây ra. Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể mắc tay chân miệng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện từ ​​3 đến 6 ngày sau khi trẻ tiếp xúc và nhiễm virus gây bệnh. Đây được gọi là thời kỳ ủ bệnh. Các triệu chứng thường bắt đầu với sốt, đau họng và chảy nước mũi - giống như cảm lạnh thông thường nhưng sau đó trẻ có biểu hiện phát ban với các mụn nước li ti có thể bắt đầu xuất hiện ở các vị trí cơ thể sau:

  • Niêm mạc miệng như mặt trong má, lưỡi, lợi
  • Ngón tay
  • Bàn tay
  • Lòng bàn chân
  • Mông

Lưu ý: Mụn nước có thể mọc ở một vài hoặc tất cả các vị trí nêu trên.

Các triệu chứng xuất hiện rầm rộ nhất trong vài ngày đầu nhưng thường biến mất hoàn toàn trong vòng một tuần. Trẻ có thể bị bong tróc ngón tay, ngón chân sau 1 đến 2 tuần nhiễm bệnh nhưng tình trạng này không quá đáng ngại.

Chẩn đoán bệnh tay chân miệng?

Bác sĩ có thể nhận biết trẻ có bị tay chân miệng hay không dựa trên các triệu chứng mà cha mẹ mô tả và xem xét đánh giá các vết loét và phát ban ở miệng của trẻ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở trẻ, bác sĩ có thể lấy thêm bệnh phẩm hầu họng của trẻ để xét nghiệm.

Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, hãy thông báo với nhà trẻ nơi trẻ đi học để nhà trường thông báo cho các phụ huynh khác biết và theo dõi các triệu chứng của con họ.

Điều trị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng lây nhiễm do virus nên không có thuốc đặc trị. Điều duy nhất cha mẹ có thể làm là hạ sốt và giảm đau cho trẻ bằng các loại thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen. Nên đưa trẻ đi khám hoặc liên lạc với bác sĩ nếu trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc nếu trẻ đau miệng không uống được nước.

Làm gì khi trẻ bị đau miệng:

  • Ở trẻ em trên 1 tuổi, cha mẹ có thể hỏi ý kiến ​​bác sĩ để tham khảo các loại thuốc làm dịu miệng dạng lỏng để giảm đau do loét miệng cho trẻ. Cha mẹ không nên sử dụng nước súc miệng thông thường, vì chúng có thể gây cay mắt.
  • Từ 1 đến 6 tuổi: Nhỏ vài giọt nước súc miệng vào miệng trẻ hoặc dùng tăm bông chấm vào miệng trẻ.
  • Trên 6 tuổi: cho trẻ ngậm 1 thìa cà phê (5 mL) nước súc miệng cho trẻ ngậm càng lâu càng tốt. Sau đó yêu cầu trẻ nhổ ra hoặc nuốt nếu là loại có thể nuốt.

Bổ sung nước để tránh mất nước cho trẻ:

Trẻ bị tay chân miệng cần uống nhiều nước. Nếu bạn nghi ngờ trẻ đang bị mất nước, thì bạn cần liên lạc với bác sĩ hoặc cho trẻ đi khám ngay.

Bệnh có thể lây nhiễm trong khoảng thời gian bao lâu?

Bênh tay chân miệng thường dễ lây truyền nhất trong tuần đầu tiên của bệnh. Tuy nhiên, trẻ bị tay chân miệng có thể đào thải virus qua đường hô hấp (mũi, miệng và phổi) trong 1-3 tuần và thậm chí virus có thể tồn tại trong phân của trẻ trong vài tuần đến vài tháng sau khi nhiễm bệnh.

 

Bệnh tay chân miệng lây truyền như thế nào?

Virus gây bệnh tay chân miệng thường lây qua tiếp xúc giữa người với người theo những cách khác nhau:

Đường hô hấp:

Virus có thể lây qua việc tiếp xúc với các giọt bắn khi trẻ nói, ho hoặc hắt hơi. Các giọt bắn này thường không ở tồn tại lâu trong không khí; thông thường, các giọt bắn thường bay xa không quá 1m và rơi xuống đất. Ngoài ra virus có thể lây nhiễm qua việc tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp (chất nhầy mũi hoặc nước bọt) của trẻ bị bệnh dính ở trên các đồ vật

Đường phân-miệng:

Virus có thể lây lan khi tiếp xúc với phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân có thể do tay của trẻ bị bệnh dính chất bẩn sau đó chạm vào đồ vật mà đứa trẻ khác chạm vào. Sau đó những trẻ này lại đưa tay lên miệng.

Làm cách nào để cha mẹ có thể ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của bệnh tay chân miệng của trẻ cho những trẻ khác?

  • Dạy trẻ dùng ống tay che hoặc khăn giấy dùng một lần đề che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho. Hướng dẫn trẻ rửa tay ngay sau khi sử dụng khăn giấy hoặc tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp, thay quần áo cho trẻ khi bị bẩn.
  • Rửa tay sau khi thay tã. Cha mẹ có thể lây lan virus sang các bề mặt khác khi tiếp xúc với phân, dịch từ nốt mụn nước hay nước bọt của trẻ.
  • Rửa sạch và khử trùng đồ chơi thường xuyên cho trẻ.
  • Hạn chế việc chia sẻ thức ăn, đồ uống và các vật dụng cá nhân có thể chạm vào miệng của trẻ, chẳng hạn như dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng và khăn tắm.
  • Bảo vệ những đứa trẻ khác trong nhà. Không để những trẻ khỏe mạnh tiếp xúc gần với đứa trẻ bị nhiễm bệnh. Những việc như hôn, ôm và dùng chung cốc và đồ dùng có thể làm lây nhiễm bệnh nhanh chóng. Nếu nhà bạn có nhiều trẻ nhỏ, hãy tách trẻ bị bệnh cho trẻ ở riêng phòng để tránh lây sang trẻ khác.
  • Khử trùng bất kỳ bề mặt nào mà trẻ tiếp xúc thường xuyên

Trẻ có thể đi lớp khi bị bệnh tay chân miệng không?

Câu trả lời là có, ngoại trừ một số trường hợp sau khi:

  • Trẻ cảm thấy không đủ khỏe để tham gia vào lớp học hoặc bị sốt.
  • Thầy cô giáo không thể chăm sóc cho khi trẻ bị bệnh và để tránh lây lan cho trẻ khác ở lớp nhất là khi trẻ bị tay chân miệng đang chảy nhiều nước dãi do lở miệng.
  • Trẻ nổi nhiều mụn nước., thường mất khoảng 7 ngày để các mụn nước khô lại.

Lưu ý: Việc cho trẻ ở nhà không đến lớp sẽ không làm giảm sự lây lan của bệnh tay chân miệng vì trẻ em có thể lây lan virus ngay cả khi chúng chưa có triệu chứng và virus có thể tồn tại trong phân trong nhiều tuần sau khi hết triệu chứng.

Khi nào trẻ có thể trở lại trường học?

Một đứa trẻ có thể trở lại trường sau khi tất cả các vấn đề nêu trên được giải quyết và đứa trẻ cảm thấy đủ khỏe để tham gia lớp học. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu vẫn còn băn khoăn không biết khi nào trẻ nên quay lại trường học.

Trẻ đã bị tay chân miệng rồi thì có bị lại không?

Câu trả lời là có. Trẻ có thể bị nhiễm lại cùng một loại virus hoặc các virus khác nhau gây ra bệnh tay chân miệng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dự phòng và điều trị bệnh tay - chân - miệng

BS. Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo Healthy Children) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm