Sắt là một khoáng chất quan trọng được cơ thể chúng ta sử dụng để hình thành các tế bào hồng cầu và cung cấp oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến mệt mỏi, khó thở, đau đầu, chóng mặt, khó tập trung và có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu do thiếu sắt tuy không phải là một bệnh lý cấp tính, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng lao động của người bệnh.
Thiếu máu gây ra các biểu hiện thiếu ôxy ở các mô và tổ chức của cơ thể. Khi bị thiếu máu, người bệnh thường có biểu hiện:
Thiếu máu do thiếu sắt gây mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động. Do vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ thiếu sắt, người bệnh nên đi khám, làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác để có biện pháp can thiệp phù hợp. Trong hầu hết các trường hợp, nếu nguyên nhân do chế độ ăn không đủ sắt, mức độ sắt có thể được tăng lên từ từ khi thay đổi chế độ ăn uống.
Theo ThS.BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, để chẩn đoán xác định thiếu sắt, người bệnh cần đi khám bác sĩ và làm xét nghiệm máu.
Khi có kết quả xét nghiệm nếu đúng là thiếu sắt thì cần phải bổ sung các chế phẩm sắt thông qua việc uống sắt dạng viên nén hay dung dịch lỏng theo chỉ định của bác sĩ.
Để sắt hấp thu được tốt nhất, khi uống viên sắt hoặc ăn các thực phẩm giàu sắt, nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường hấp thu sắt như: Bưởi, cam, quýt, chuối, xoài... vì vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.
Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn các thực phẩm nhiều sắt vì làm hạn chế quá trình hấp thu sắt.
Nên ăn thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.
Sắt là khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, không phải thực phẩm giàu sắt nào cũng được hấp thụ như nhau. Có hai loại sắt heme và không phải heme.
Sắt heme được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, ví dụ như thịt, cá và gia cầm. Sắt không phải heme chủ yếu có trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như ngũ cốc và rau.
Các nguồn thực phẩm giàu sắt heme bao gồm: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, gan, cá, trai, sò…
Sắt không phải heme có trong các loại thực phẩm: Ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch; các loại rau lá xanh đậm như rau bina và cải xoăn; trái cây khô như nho khô và mơ; các loại đậu…
Sắt heme là dạng sắt tốt nhất, vì nó được cơ thể dễ dàng hấp thụ. Còn sắt không phải heme được hấp thụ kém hiệu quả hơn nhiều so với sắt heme.
Vitamin C là một chất dinh dưỡng có trong nhiều loại trái cây và rau quả. Bổ sung đủ loại vitamin này đặc biệt quan trọng để duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, giữ cho xương chắc khỏe và tăng cường chức năng não.
Đặc biệt, vitamin C đã được chứng minh là giúp tăng cường hấp thu sắt. Nó thu giữ sắt không phải heme và lưu trữ ở dạng cơ thể bạn dễ hấp thụ hơn.
Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, rau lá xanh đậm, ớt chuông, dưa, dâu tây...
Nghiên cứu cũng cho thấy, uống vitamin C trong bữa ăn làm tăng khả năng hấp thụ sắt lên 67%.
Do đó, uống nước cam quýt hoặc ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C khác trong khi bạn đang ăn thực phẩm giàu chất sắt có thể làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Đối với người ăn chay (một trong những đối tượng có nguy cơ cao thiếu sắt), việc hấp thụ sắt có thể được tối ưu hóa bằng cách cách tăng cường các loại rau quả chứa nhiều vitamin C trong bữa ăn hàng ngày.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thiếu máu, thiếu sắt ở bà bầu và hệ lụy.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.