Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 "siêu thực phẩm" giúp tăng cường hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch hoạt động tốt giúp bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng. Một trong những cách tăng cường miễn dịch tự nhiên là thông qua chế độ dinh dưỡng với sự lựa chọn thực phẩm thông minh.

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để có một hệ miễn dịch hoạt động tối ưu.

Vì sao dinh dưỡng quan trọng với hệ miễn dịch?

Dinh dưỡng là yếu tố chính ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hay khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước các vi trùng có hại. Theo TS. Gary E. Deng - chuyên gia y học tích hợp tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, Mỹ, các tế bào miễn dịch cần một số chất dinh dưỡng nhất định để hoạt động bình thường.

Những dưỡng chất này có thể hoạt động bằng cách kích hoạt các phản ứng quan trọng của tế bào, cung cấp năng lượng cho tế bào miễn dịch hoặc chống lại các phân tử có hại.

Siêu thực phẩm – “superfood” là những loại thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng tối đa, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe con người. 

6 "siêu thực phẩm" giúp tăng cường miễn dịch

Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt, cải cầu vồng, xà lách rocket (rau arugula)... rất giàu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và vitamin K - những dưỡng chất cần thiết để thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Ngoài ra, còn chứa các chất khác có lợi cho hệ miễn dịch gồm beta-carotene và folate (vitamin B9).

Probiotic

Thực phẩm chứa nhiều probiotic (men vi sinh) như sữa chua, nấm sữa kefir, kim chi, dưa cải bắp... là ưu tiên cho đường ruột khỏe mạnh.

Đường ruột khỏe có liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch hoạt động tốt. TS. Deng giải thích, lợi khuẩn từ probiotic sẽ tăng cường các tế bào miễn dịch trong niêm mạc ruột, các lợi khuẩn này cũng chuyển hóa thực phẩm để tạo ra các dưỡng chất không có sẵn trong cơ thể.

Điều này đảm bảo hệ miễn dịch nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động tối ưu. Bạn nên bổ sung thực phẩm chứa probiotic vào chế độ ăn uống từ 2-3 lần/tuần.

Trái cây có múi

Trái cây có múi rất giàu vitamin C, giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng

Trái cây có múi rất giàu vitamin C, giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.

Các loại trái cây có múi như cam, bưởi chứa nhiều vitamin C. Chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho chức năng miễn dịch tối ưu vì giúp thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu (tế bào miễn dịch) chống lại nguy cơ bệnh tật.

Quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi... đã được biết đến là nguồn thực phẩm tăng cường miễn dịch.

Theo TS. Deng, quả mọng có nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các phân tử gây hại. Quả mọng cũng cung cấp vitamin C (đặc biệt là dâu tây) và chất xơ hỗ trợ lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.

Protein nạc

Protein giúp cơ thể sửa chữa các mô và cơ, tạo ra kháng thể và thúc đẩy quá trình tổng hợp các acid amin cần thiết cho chức năng miễn dịch.

Bạn nên chọn protein nạc, ít chất béo bão hòa (vì chất béo này có thể làm tăng cholesterol LDL khi ăn nhiều) như đậu phụ, các loại đậu, gà tây hoặc thịt gà bỏ da, cá thịt trắng như cá rô phi.

Trà xanh

Trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa, điển hình là hợp chất nguồn gốc thực vật được gọi là epigallocatechin gallate (gọi tắt là EGCG).

Hợp chất này có thể giúp giảm viêm trong cơ thể và cải thiện nhiều chức năng. Uống trà xanh nóng hoặc lạnh đều đem lại lợi ích tương tự.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích sức khỏe của siêu thực phẩm.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

Xem thêm