Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngoáy mũi có làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?

Trong một nghiên cứu trên chuột cho thấy, thói quen ngoáy mũi có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Thường xuyên ngoáy mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.

Một nghiên cứu trên chuột được thực hiện bởi các nhà khoa học của Trường Đại học Griffith (Australia) đã tìm thấy mối liên hệ nhỏ giữa việc ngoáy mũi và sự tích tụ các protein liên quan đến bệnh Alzheimer.

Các nhà khoa học cho biết, thói quen ngoáy mũi có thể làm hỏng các mô bảo vệ bên trong khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào não hơn. Ngược lại, bộ não phản ứng với sự xâm nhập này theo cách phản ánh các tình trạng do bệnh Alzheimer tạo ra.

Trước đó, nhóm các nhà khoa học ở Queensland (Australia) đã tiến hành thử nghiệm trên một loại vi khuẩn có tên Chlamydia pneumoniae - vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi. Loại vi khuẩn này được phát hiện ở não của những người bị sa sút trí tuệ trong nghiên cứu thực hiện năm 1998.

Các nhà khoa học vào thời điểm đó cho biết: "Một số bằng chứng gián tiếp cho rằng việc nhiễm vi khuẩn Chlamydia pneumoniae có liên quan đến căn bệnh suy giảm trí nhớ".

Trong nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Griffith phát hiện vi khuẩn Chlamydia pneumoniae đã sử dụng dây thần kinh kéo dài giữa khoang mũi và não làm đường dẫn trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương.

Sau đó, các tế bào trong não phản ứng bằng cách tích tụ protein amyloid beta, là tiền chất quan trọng cho sự phát triển của bệnh Alzheimer.

Giáo sư James St John, Trưởng Trung tâm Nghiên cứu Tế bào gốc và Sinh học Thần kinh Clem Jones, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi là người đầu tiên chứng minh rằng Chlamydia pneumoniae có thể đi thẳng lên mũi và vào não. Việc này có thể gây ra các bệnh lý giống như bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đã thấy điều này xảy ra trên chuột và bằng chứng cũng có khả năng đáng sợ đối với con người”.

Nghiên cứu ghi nhận tốc độ vi khuẩn xâm chiếm hệ thần kinh trung ương của chuột mất từ 24 đến 72 giờ. Các nhà khoa học cho biết, dây thần kinh khứu giác ở mũi là đường dẫn ngắn đến não cho vi khuẩn và virus.

Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu quá trình này có xảy ra trên người hay không. "Trong tương lai chúng tôi cần thực hiện các nghiên cứu ở người và xác định liệu con đường vi khuẩn xâm nhập có hoạt động tương tự như ở chuột hay không", giáo sư James St John nói.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng muốn xem xét liệu việc tích tụ protein amyloid-beta tăng lên có phải là phản ứng miễn dịch tự nhiên có thể đảo ngược khi tình trạng nhiễm trùng được cải thiện hay không.

Trong khi chờ những nghiên cứu rõ ràng hơn, các nhà khoa học khuyên các bạn nên tránh thói quen ngoáy mũi và nhổ những sợi lông trên mũi của mình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các bước cần thực hiện để phòng ngừa bệnh Alzheimer.

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm