Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chảy máu mắt, có đáng sợ không?

Xuất huyết dưới kết mạc( XHDKM), dân gian quen gọi là chảy máu mắt hay chảy máu ở lòng trắng không phải là hiếm gặp tại các phòng khám chuyên khoa mắt. Người bệnh và có khi là cả gia đình của họ nữa đều lo lắng không hiểu tại sao lại mắt lại bị xuất huyết, thị lực có bị ảnh hưởng hay không, điều trị như thế nào để vệt máu đỏ gớm ghiếc đó biến đi... Tất cả những băn khoăn lo lắng đó sẽ được giải đáp ngay sau đây

Chảy máu mắt, có đáng sợ không?  

Xuất huyết dưới kết mạc( XHDKM), dân gian quen gọi là chảy máu mắt hay chảy máu ở lòng trắng không phải là hiếm gặp tại các phòng khám chuyên khoa mắt. Người bệnh và có khi là cả gia đình của họ nữa đều lo lắng không hiểu tại sao lại mắt lại bị xuất huyết, thị lực có bị ảnh hưởng hay không, điều trị như thế nào để vệt máu đỏ gớm ghiếc đó biến đi... Tất cả những băn khoăn lo lắng đó sẽ được giải đáp ngay sau đây

Thế nào là xuất huyết dưới kết mạc

Kết mạc là một màng mỏng, trong suốt và ẩm ướt che phủ lên phần lòng trắng của nhãn cầu( phần củng mạc)  và bên trong của mi mắt. Như vậy kết mạc chính là lớp màng ngoài cùng bao bọc nhãn cầu. Nó chứa nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ. Bình thường rất khó quan sát các mạch máu này vì chúng rất nhỏ. Chỉ khi có viêm nhiễm khiến các mạch máu giãn nở ra người ta mới quan sát được chúng. Các mạch máu đôi khi bị vỡ do cấu trúc rất thanh mảnh, gây ra hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc. Vùng xuất huyết là đám có màu đỏ rực hoặc đỏ nâu trên nền củng mạc màu trắng sứ. Khác với vết thương ngoài da, máu ở kết mạc khi chảy ra khỏi lòng mạch không tạo dòng hay giỏ rọt ra ngoài không khí. Máu của XHDKM len vào khỏang không giữa kết mạc và củng mạc tạo một vệt như vết dầu loang hoặc đội vồng kết mạc lên. Lượng máu mất đi gần như không đáng kể , tối đa khỏang 2 ml. Quá trình tiêu máu tự nhiên sẽ làm vùng xuất huyết thu gọn và thay đổi màu sắc. Vết đỏ rực sẽ đổi sang màu xanh, sau đó là vàng và biến mất trong 2 tuần.

Xuất huyết thường không có triệu chứng báo trước nào, không đau đớn hay khó chịu. Có người chỉ thấy hơi vướng cộm hoặc nhói khẽ ở mắt bên xuất huyết, còn lại phần lớn bệnh nhân đi khám do phát hiện thấy mắt đỏ khi soi gương hay do người khác mách bảo.

Nguyên nhân:

-         Chấn thương mắt

-         Các bệnh lý rối loạn đông máu bẩm sinh hay mắc phải

-         Tai biến sau lặn sâu, lặn biển đi kèm với quá trình giảm áp hay tăng áp đột ngột của đường thở

-         Chấn thương vùng đầu mặt

-         Ho hay hắt hơi quá mạnh

-         Bệnh tăng huyết áp

-         Sau phẫu thuật LASIK có dùng dụng cụ cố định mắt bằng áp lực âm

-         Viêm kết mạc do Enterovirus 70 và Coxsackie A

-         Nhiễm Leptospira( một loại xoắn khuẩn)

-         Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt trong đó có mắt: nôn, ho, hắt hơi, xì mũi, gắng sức do mang vác, rặn đẻ

-         Thiếu vitamin C, thiếu yếu tố đông máu XIII, thiếu vitamin K

-     Đang dùng các thuốc chông đông máu cho các bệnh tim mạch như  Aspirine, Wafarine

Trong nghiên cứu của các bác sĩ Mỹ trên 104 bệnh nhân XHDKM người ta thấy nguy cơ của bệnh tăng lên rõ rệt nếu đi kèm tình trạng lỏng lẻo kết mạc- conjunctivochalasis. Tình trạng lão hóa hay nếp kết mạc bị thừa nhiều ở vùng cùng đồ làm mạch máu kết mạc dễ vỡ, gây xuất huyết. Các thống kê cũng cho thấy xuất huyết hay gặp ở phía mũi nhất, sau đó là vùng giữa mi rồi đến thái dương. XHDKM nếu do lỏng lẻo kết mạc thường đi kèm với  viêm giác mạc chấm nông.

Bệnh có nguy hiểm hay không, nên điều trị gì?

Xuất huyết dưới kết mạc thường là lành tính, tự khỏi mà không cần điều trị gì trừ khi đi kèm với viêm nhiễm hay chấn thương. Bạn nên gặp các  bác sĩ nội khoa để dừng, giảm liều, hay chuyển đổi các thuốc chống đông đang xử dụng. Một số người dùng nước mắt nhân tạo, ngày nhỏ 6 lần, để cho dễ chịu chứ không phải để tan máu nhanh. Nếu bạn phát hiện được rất sớm xuất huyết của mình thì không nên day dụi, có thể chườm đá, băng ép mắt để vết xuất huyết khỏi lan rộng, rút ngăn được thời gian điều trị. Thông thường sau khỏang 10 ngày đến 14 ngày xuất huyết sẽ tan. Rất có thể xuất huyết sẽ quay lại cũng ở vị trí cũ nếu điều kiện thuận lợi được lập lại

Khi nào bạn nên đi khám BS Mắt

Nếu xuất huyết không biến mất sau 2 tuần hay xuất huyết có xu hướng lan rộng hơn thì bạn nên thu xếp thời gian để khám mắt. Xuất huyết ở cả 2 mắt kèm với xuất huyết ở cơ quan khác như chảy máu chân răng, chảy máu mũi...cũng là điều đáng lo ngại,  phải đi khám sớm.

Khám mắt cấp cứu khi có xuất huyết dưới kết mạc kèm theo với một trong các biểu hiện sau:

-         đau nhức

-         nhìn mờ, nhìn đôi, khó nhìn

-         có tiền sử cao huyết áp

-         có tiền sử các bệnh gây xuất huyết

-         kèm theo chấn thương vùng đầu mặt

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những tai nạn mắt thường gặp

Bs Hoàng Cương - Theo Bệnh viện Mắt TW
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm