8 nguyên nhân khiến mắt đỏ mà bạn không thể bỏ qua và cách chữa trị
Nếu như đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì những đôi mắt đó chính là chiếc gương phản chiếu sức khỏe của bạn, cho bạn biết rằng có gì đó đang xảy ra với đôi mắt hoặc những phần khác của cơ thể. Nhưng bởi vì có quá nhiều thứ khiến một hoặc cả hai mắt có màu đỏ, nên không phải dễ dàng gì để tìm ra nguyên nhân nào làm cho mắt bạn bị đỏ và bạn nên làm gì với nó.
Thường thì mắt trở nên đỏ vì các mạch máu trên bề mặt bị giãn hoặc viêm, và có rất nhiều lý do có thể xảy ra. Một trong số các lý do này thì đơn giản và dễ chữa trị, trong khi đó có những lý do khác thật sự nghiêm trọng: đỏ, viêm, và/hoặc ngứa mắt có thể là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng có thể tác động thực sự tới thị lực của bạn.
Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đỏ của mắt và cách chữa trị:
Dị ứng
Không chỉ có một phản ứng dị ứng làm cho mắt bạn cảm thấy tệ - ngứa, đau và chảy nước mắt – dị ứng cũng gây ra những nốt đỏ trong mắt, tình trạng chỉ tệ hơn khi bạn dụi mắt. Tình trạng dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể bị quá tải hoặc đáp ứng quá mức với một kích thích vô hại. Mọi thứ đều có thể trở thành tác nhân nhưng các tác nhân dị ứng phổ biến nhất là bụi, phấn hoa, lông vật nuôi và chất tẩy rửa.
Các chấm đỏ sẽ bắt đầu biến mất nếu bạn không tiếp xúc với chất gây dị ứng nữa, nhưng cũng có thể là một thời gian sau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng dị ứng. Để bệnh nhanh khỏi, hãy rửa mắt bằng nước hoặc đặt một chất làm mát lên chúng. Các loại thuốc nhỏ mắt bán trên thị trường được sản xuất để chữa dị ứng, cũng như thuốc chống histamine có thể giúp bạn. Hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra phản ứng của bạn và tránh tiếp xúc lại với nó.
Mắt hồng
Mắt hồng là triệu chứng của bệnh viêm kết mạc – một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, virut, hay tác nhân dị ứng khiến một hoặc cả hai mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt và ngứa. Bệnh này dễ lây, và nó hiếm khi trở nên nghiêm trọng. Một đợt viêm kết mạc có thể khiến bạn nghỉ việc một vài ngày và khiến mắt bạn đỏ lên, hai mí mắt dính vào nhau do có nhiều gỉ mắt bẩn.
Trường hợp này không nhất thiết phải đi khám bác sĩ, hãy làm mát mắt của bạn, diều đó sẽ giúp mắt bớt đỏ và bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng nếu không chắc chắn là bạn bị viêm kết mạc hoặc tình trạng viêm không mất sau vài ngày, hãy đến bác sĩ để kiểm tra xem nó là thuộc nhóm nguyên nhân gì và bác sĩ có thể chữa trị nó không. Ví dụ nếu đó là do vi khuẩn, thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể giúp bạn. Nếu viêm kết mạc do vỉut hay vi khuẩn, hãy vệ sinh tay thật tốt để tránh lây cho người khác trong nhà bạn. Dùng chung khăn tắm hoặc đồ trang điểm, hoặc chỉ cần bạn chạm vào mắt bạn khi bi bệnh, sau đó chạm vào người khác cũng có thể lây bệnh.
Uống quá nhiều rượu
Khi bạn uống quá nhiều thì ngay tại lúc đó hoặc ngày hôm sau bạn sẽ nhận ra mắt mình đỏ lên vì những mạch máu nổi rõ. Rượu làm cho các mạch máu ở mắt giãn ra và máu chảy qua đó nhiều hơn. Bạn càng uống nhiều, các mạch máu càng nổi rõ khiến mắt bạn càng đỏ. Thuốc nhỏ mắt có thể giúp giảm tình trạng đỏ. Khi bạn đã tỉnh rượu sau vài giờ, các mạch máu sẽ trở lại bình thường.
Ngủ quá ít
Đôi mắt mệt mỏi có xu hướng là đôi mắt đỏ ngầu. Đó là bởi vì việc thiếu ngủ có thể làm giảm lượng oxy đến mắt, do đó làm mạch máu giãn ra và xuất hiện màu đỏ. Một lí do khác dẫn đến việc mắt bị đỏ khi thiếu ngủ là khi bạn giữ mắt mở trong một thời gian dài giác mạc sẽ không được bôi trơn, khiến cho giác mạc bị khô và đỏ. Cách tốt nhất để làm dịu tình trạng đó là ngủ nhiều hơn và sử dụng nước mắt nhân tạo, các chất làm mát để giảm bớt sự khó chịu.
Một cái lẹo
Lẹo là một vết sưng nhỏ màu đỏ hình thành trên mí mắt hoặc ở đáy mí mắt sau khi tuyến dầu hoạt động. Bạn có thể chỉ có một hoặc có vài cái, mỗi cái sẽ giống như một cái mụn hay cái nhọt. Một trong những dấu hiệu đầu tiên là đỏ, cùng với sưng và nhạy cảm. Lẹo bị gây ra bởi vi khuẩn và hầu như mọi người đều sẽ có lẹo ở một số chỗ. May mắn là lẹo không ảnh hưởng đến khả năng nhìn của bạn. Nhưng nó cũng không tuyệt cho lắm vì cách duy nhất để chữa khỏi nó là đợi cho nó tự biến mất trong vòng vài ngày. Giống như mụn, chạm, sờ vào lẹo có thể làm tình trạng tệ hơn. Và dĩ nhiên, đừng thử nặn bóp, nó có thể sẽ bị nhiễm trùng. Nếu bạn có lẹo thường xuyên, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa, họ sẽ kê cho bạn một đơn thuốc kháng sinh.
Kích thích do kính áp tròng
Kính áp tròng có thể ngăn cản oxy đến mắt, khiến mắt bạn đỏ ngầu và bị kích thích. Đeo kính áp tròng quá lâu hoặc đeo khi đi ngủ , chúng có thê gây đỏ, nhiễm trùng và xấu nhất là loét giác mạc. Loại bỏ những vấn đề này bằng cách đeo kính cẩn thận đúng hướng, vệ sinh kính đúng cách, rửa tay sạch trước khi chạm vào kính và nhớ lấy chúng ra khỏi mắt trước khi đi ngủ. Trong lúc ấy, thuốc nhỏ mắt có thể làm dịu tình trạng đỏ và kich thich của mắt.
Xuất huyết dưới giác mạc
Xuất huyết dưới giác mạc xảy ra khi mạch máu ngay dưới giác mạc bị tổn thương, và máu bị tụ lại tạo thành vùng đỏ trong mắt bạn. Đó là một tổn thương hay gặp và mặc dù xuất huyết nhìn có vẻ nghiêm trọng, nhưng nó không làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn hoặc gây đau đớn, tiết dịch hoặc sưng. Xuất huyết dưới giác mạc có thể xảy ra khi bạn cố gắng quá sức, như khi bạn tập luyện ở phòng gym hoặc nâng một vật nặng, hoặc thậm chí là ho, hắt hơi mạnh. Ngay cả việc ném lên cũng có thể gây xuất huyết mắt vì có thể gây chấn thương trực tiếp cho mắt của bạn. Những vết máu tụ thường sẽ biến mất sau khoảng vài tuần.
Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp thực sự là một bệnh nghiêm trọng vì là tổn thương dây thần kinh thị giác (dây thần kinh kết nối võng mạc với não bộ) , thường xảy ra khi áp lực trong mắt tăng cao do chất lỏng tích tụ. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của một loại tăng nhãn áp, được gọi là tăng nhãn áp góc đóng cấp tính, là đỏ mắt. Các dấu hiệu khác bao gồm mờ mắt, quầng sáng đèn và đau mắt.
Tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù lòa, vì vậy việc đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt nếu bạn nghi ngờ có thể mình mắc bệnh là rất quan trọng. Thông thường, tăng nhãn áp diễn biến chậm, nhưng nếu mắt bạn bị đỏ và vấn đề về tầm nhìn đột nhiên xuất hiện, và bạn cũng bị đau đầu và/hoặc buồn nôn thì đó có thể là một trường hợp y tế khẩn cấp.
Mặc dù tăng nhãn áp thường hơn ở những người lớn tuổi, bất cứ người nào ở bất kì độ tuổi nào đều có thể tiến triển một trong những loại của bệnh này. Khám mắt thường xuyên có thể phát hiện sớm và làm chậm việc giảm thị lực bằng cách dùng thuốc.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các nguyên nhân gây đỏ mắt và cách điều trị
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh