Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cúm hay giả cúm?

Một số người được bác sỹ chẩn đoán là tình trạng giả cúm??? Thế nghĩa là thế nào?

Chúng ta đang ở trong mùa cúm, vì thế nếu bạn cảm thấy mình bắt đầu ốm thì bạn sẽ nghĩ “ôi mình bị cúm thật rồi”. Nhưng khoan! rất có thể đó chỉ là cảm lạnh hay còn gọi là giả cúm.

Nếu có bối rối về cụm từ này thì  bài viết này sẽ làm rõ cho bạn về sự khác nhau của hai tình trạng này.

Sự khác nhau

Cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp bởi virus cúm influenza xâm nhập qua mũi, họng và đôi khi là phổi. Người mắc cúm có thể có một vài hoặc tất cả các triệu chứng dưới đây:

  • Sốt
  • Ho và đau họng
  • Chảy nước mũi và tắc nghẹt mũi
  • Đau nhức toàn thân hoặc các cơ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

Giả cúm (Influenza like illness hay flu like illness) thì còn xuất hiện nhiều triệu chứng hơn những triệu chứng đề cập ở trên. Khi bạn bị giả cúm, bạn cũng sốt với nhiệt độ tối thiểu là 37,80C và cũng ho hoặc đau họng những nguyên nhân gây ra các triệu chứng đó thì không rõ.

Làm thế nào bác sỹ lại biết?

Nếu cúm được chẩn đoán nhờ các xét nghiệm dịch ngoáy họng hoặc mũi thì ngược lại giả cúm  lại không có bất cứ xét nghiệm đặc hiệu nào, tất cả chỉ  dựa vào các kinh nghiệm lâm sàng.

Giả cúm có thể được chẩn đoán khi bác sỹ không chắc chắn loại virus nào đang gây ra những triệu chứng và tình trạng bệnh cúm. Bên cạnh đó, một số virus đường hô hấp rất khó có thể phân biệt với cúm cũng gây ra sự bối rối trong chẩn đoán của bác sỹ.

Giả cúm có thể do các virus khác của đường hô hấp gây ra, và chúng tác động lên mỗi người một kiểu khác nhau. Những virus đó gây ra tình trạng cảm lạnh thường gặp. Trong số đó có thể kể đến là virus hợp bào đường hô hấp (RSV), á cúm (parainfluenza), rhinovirus.

Khi được chẩn đoán là giả cúm nghĩa  là bác sỹ  nghĩ đến bạn bị cúm những không nhìn thấy bất cứ dấu hiệu nào xuất hiện ở các xét nghiệm hay nói cách khác là xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, xét nghiêm cúm không phải lúc nào cũng hữu ích cho việc chẩn  đoán nhất là khi việc chẩn đoán cúm hay giả cúm cũng không làm thay đổi cách chăm sóc điều trị y tế cho mọi người. Bên cạnh đó  những test cúm  lại thường rất đắt đỏ và độ tin cậy không cao. Các bác sỹ chủ yếu  cho xét nghiệm cúm khi không chắc chắn về tình trạng bệnh, chú hiếm khi sử dụng để chẩn đoán  với một người đang trong vùng dịch. Một số bác sỹ sử dụng những test cúm nhanh, nhưng test này có độ chính xác rất thấp.  Chính vì thế nếu bạn đang ở vùng dịch, mà thấy xuất hiện các triệu chứng giống của cúm thì cú điều trị thông thường như cúm đi, đừng có để ý mình có được làm test cúm hay không?

Điều trị cúm và giả cúm

Thuốc kháng virus là một sự lựa chọn trong điều trị cúm. Chúng giúp giảm độ nặng và thời gian kéo dài của các triệu chứng xuống 1-2 ngày. Đa số các thuốc có tác dụng mạnh nhất trong vòng 48 tiếng sau khi  xuất hiện các triệu chứng do đó việc uống thuốc giúp giảm các biến chứng nghiêm trọng của cúm.

Thực ra cho dù bạn bị cúm hay giả cúm thì các bác sỹ đều khuyên:

  • Uống nhiều nước. Sốt và nhiễm virus có thể khiến bạn mất rất nhiều được đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi.  Nếu không cung cấp đủ nước có thể dẫn đến tình trạng khó chịu, và nặng hơn có thể là viêm phổi  hoặc  mất nước nghiêm trọng
  • Nghỉ ngơi và cố gắng ngủ đủ giấc. Cơ thể bạn cần nghỉ ngơi để  đủ sức chống chọi với virus.
  • Sử dụng một số thuốc điều trị triệu chứng  của cúm ví dụ thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc ho, long đờm.
  • Bạn có thể xông hơi với nước nóng và thảo dược để giúp làm loãng đờm, thông thoáng xoang, giảm tắc mũi

Điều quan trọng nhất là kháng sinh không giúp ích trong trường hợp này bởi kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn chứ không phải virus, không những thế uống kháng sinh tràn lan sẽ  làm tăng tình trạng kháng thuốc. Như đã đề cập  ở trên  thuốc kháng virus có thể là một lựa chọn trong việc điều trị cúm và giả cúm, tuy nhiên không nhất thiết phải sử dụng thuốc này.

Bạn nên làm gì?

Với người khỏe mạnh,  cúm và giả cúm chỉ diễn ra trong một vài ngày hoặc cùng lắm là 2 tuần. Nếu thấy triệu chứng nặng thêm sau 1-2 ngày thì tốt nhất hãy đi  khám, còn nếu nhẹ nhàng thì bạn nên ở nhà nghỉ ngơi. Một số trường hợp cần chú ý hơn là bà bầu, trẻ nhỏ và những người đang mắc một bệnh khác. Những người này không nên ở nhà điều trị, bởi họ có thể bị nặng thêm,  thậm chí là có thể tử vong vì các biến chứng cúm.

Phòng ngừa cúm

Cách phòng ngừa cúm tốt nhất vẫn là  nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên.  Nếu cần thì bạn có thể đi tiêm phòng ngừa trước khi bắt đầu vào mùa cúm. Tiêm phòng cúm giúp bảo vệ bạn không bị mắc bệnh hoặc nếu mắc thì các triệu chứng nhẹ đi rất nhiều. Theo các chuyên gia thì việc tiêm vắc xin phòng cúm giúp giảm nguy cơ tử vong hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng phải điều trị tích cực.

Nếu bạn  đang mắc tiểu đường, bệnh phổi, tim hoặc các bệnh khác khiến hệ miễn dịch suy yếu hoặc bạn là người đã nhiều tuổi thì hãy tránh xa các đám đông khi dịch cúm đang hoành hành ở khu bạn ở.

Để hạn chế lây lan mầm bệnh, khi một ai đó mắc cúm thì cần phải:

  • Tránh tiếp xúc với nhiều người, hãy ở yên trong nhà
  • Đeo khẩu  trang khi đi ra ngoài,  che miệng khi ho và hắt hơi
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi sau khi chạm vào mắt. mũi, miệng

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những biện pháp phòng cúm tại nhà

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo webmd
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm