Trước khi bạn nhận ra một thành viên trong gia đình bị cúm thì có thể những người còn lại và kể cả bạn cũng đã bị nhiễm virus cúm rồi. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm có thể lây lan từ trước khi các triệu chứng xuất hiện và bạn có thể lây nhiễm cho người khác hàng tuần sau khi bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ cần một số biện pháp đơn giản tại nhà, bạn có thể giữ cho bản thân và các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, phòng ngừa cúm lây lan.
Vaccine
Các chuyên gia y tế nói rằng vaccine là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất giúp bạn phòng cúm. Có các dạng vaccin chính phòng ngừa cúm theo mùa: dạng tiêm, dạng tiêm liều cao, và vaccine dạng xịt mũi.
Vaccine phòng cúm dạng tiêm được khuyến cáo cho tất cả mọi người 6 tháng/ lần. Vaccin phòng cúm dạng tiêm liều cao gần đây đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ chấp nhận sử dụng cho những người từ 65 tuổi trở lên. Đáp ứng của hệ miễn dịch giảm đi theo tuổi, vì vậy vaccine này (vẫn đang được nghiên cứu) có thể cải thiện miễn dịch và phòng cúm. Vaccin phòng cúm dạng xịt mũi được sử dụng cho những người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 2-49 và những phụ nữ dưới 50 tuổi không mang thai. Những người bị bệnh mạn tính không được khuyến cáo sử dụng vaccine dạng này.
Vaccine phòng cúm (ở bất kì dạng nào) không gây ra cúm. Tuy nhiên, một số người có thể xuất hiện các triệu chứng nhẹ như sốt, đau đầu, rét run hoặc đau nơi tiêm. Những triệu chứng này thường tự hết trong vòng 1-2 ngày. Bạn nên trao đổi với bác sỹ trước khi tiêm vaccine nếu bạn bị dị ứng nặng với trứng hoặc thủy ngân hoặc nếu bạn đã từng bị phản ứng với vaccine.
Che miệng khi ho hoặc hắt hơi
Virus cúm có thể lây truyền qua chất tiết đường mũi và miệng. Vì vậy, bạn nên sử dụng khăn giấy để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, vứt khăn đã dùng đi ngay và rửa tay. Nếu bạn không có khăn giấy, bạn có thể gập khuỷu tay lại và ho vào bên trong. Bạn cũng nên tập cho trẻ hình thành những thói quen tốt này.
Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng của bạn
Theo CDC, virus cúm có thể sống được khoảng 2-8 giờ ở những bề mặt cứng. Đó là lí do tại sao bạn rất dễ bị nhiễm cúm mà không hề biết. Bạn có thể bị lây nhiễm nếu sờ vào những nắm đấm cửa hoặc công tắc đèn có virus và sau đó cọ lên mắt hoặc cắn móng tay. Bạn nên tránh chạm tay vào mặt, mắt, miệng... đặc biệt là trẻ em, nên được nhắc nhở thường xuyên.
Rửa tay thường xuyên
Sử dụng xà phòng và nước ấm khi trời lanh, cọ rửa tay trong khoảng 15 giây. Bạn nên dùng những dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở những nơi không có sẵn bồn rửa tay. Nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và mỗi khi trở về từ trường học hoặc sau một ngày chơi đùa. Và bạn cũng nên thực hiện để làm gương cho trẻ.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những thành viên bị cúm
Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị cúm, thì họ nên nghỉ ở nhà để tránh lây lan cho người khác. Cố gắng hạn chế tiếp xúc với mọi người trong gia đình đặc biệt là người già, trẻ em để tránh nguy cơ lây nhiễm trong khoảng 1 tuần. Không ngủ cùng nếu có thể và tránh dùng chung khăn tắm, khăn mặt, các món ăn, đồ chơi và đồ dùng cá nhân.
Dọn nhà
Virus cúm và những virus khác thích ẩn nấp trên những miếng giẻ rửa bát, thớt, bàn bếp, phòng tắm, tủ bếp, chậu rửa và nhà vệ sinh. Vì vậy, bạn nên chú ý cọ rửa thường xuyên. Bạn có thể đặt miếng bọt biển rửa bát vào lò vi sóng một phút để hạ gục mầm bệnh.
Nếu một thành viên trong gia đình bị cúm, bạn cũng không cần giặt riêng quần áo của người bệnh nhưng nên tránh ôm chúng bằng tay trước khi giặt. Sử dụng xà phòng giặt và sấy khô sau khi giặt. Luôn rửa tay sau khi giặt quần áo bẩn.
Rèn luyện các thói quen lành mạnh
Đừng quên rằng một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn chống lại bệnh tật. Ngủ đủ giấc, chế độ ăn lành mạnh, uống nhiều nước, tập thể dục và kiểm soát stress có thể giúp cho hệ miễn dịch của bạn và gia đình khỏe mạnh trong mùa cúm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thời tiết giao mùa và bệnh cúm
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.