Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

Bữa sáng cung cấp đủ dưỡng chất cho ngày mới tràn đầy năng lượng

Là bữa ăn đầu tiên trong ngày, bữa sáng cung cấp năng lượng để não bộ hoạt động sáng suốt, đồng thời giúp bạn đưa ra những lựa chọn ăn uống lành mạnh trong cả ngày dài. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người gặp khó khăn trong việc xây dựng thực đơn ăn sáng dinh dưỡng và duy trì thói quen này đều đặn.

Một vài sai lầm cần được khắc phục gồm:

Bỏ bữa sáng

Sau khi thức giấc, không phải ai cũng cảm thấy đói bụng. Tuy nhiên, bỏ bữa sáng không phải lựa chọn tốt cho sức khỏe. Trong khi ngủ, cơ thể đã sử dụng glucose được dự trữ trong gan và cơ bắp cho các chức năng cần thiết. Vì vậy bạn cần kịp thời bù đắp nhiên liệu để cơ thể có đủ năng lượng và dinh dưỡng cho ngày mới.

Người bỏ bữa sáng thường rơi vào trạng thái uể oải vào nửa buổi, thèm các thực phẩm giàu carbohydrate và đường. Một bữa sáng cân bằng, có đủ carbohydrate – protein – chất béo giúp bạn ổn định năng lượng cả ngày dài.   

Ăn sáng qua loa

Thói quen ăn sáng qua loa nên được thay đổi, bắt đầu từ thực đơn đủ chất

Thói quen ăn sáng qua loa nên được thay đổi, bắt đầu từ thực đơn đủ chất

Một sai lầm nhiều người gặp phải là ăn tạm thanh ngũ cốc hoặc món ăn vặt trên đường đi làm để dằn bụng thay cho bữa sáng. Thực tế là những thực phẩm này không tạo nên bữa ăn hoàn chỉnh, đủ calo mà cơ thể cần. Hậu quả là chưa đến bữa trưa bạn đã đói bụng cồn cào.  

Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tăng lượng thức ăn trong bữa sáng. Người bận rộn có thể làm các món sinh tố protein với rau củ quả, sữa, bột protein và hạt chia giúp no bụng. Lựa chọn thứ hai là ăn thêm bữa nửa buổi để có đủ năng lượng hoạt động đến bữa trưa.

Đọc thêm tại bài viết: Nên và không nên ăn gì vào bữa sáng?

Bữa sáng thiếu protein

Một số món ăn sáng quen thuộc như bánh ngọt, bánh rán, cơm rang… có điểm chung là giàu carbohydrate, thiếu protein. Trong khi đó, protein là dưỡng chất giúp bạn duy trì cảm giác no lâu, ngăn ngừa đường huyết tăng vọt, đồng thời hỗ trợ não bộ hoạt động tỉnh táo. 

Nhu cầu protein phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, mức độ vận động và mục tiêu cải thiện sức khỏe (tăng cơ, giảm béo). Nhìn chung bữa sáng nên cung cấp 20gr protein. 

Thực phẩm giàu protein dễ dàng thêm vào thực đơn bữa sáng: Trứng (6gr protein một quả); Sữa tươi (8gr protein một cốc); Sữa chua Hy Lạp (khoảng 20gr protein một hộp 200gr). 

Định nghĩa bữa sáng cứng nhắc

Nhắc đến bữa sáng, nhiều người nghĩ ngay đến những món bánh mì, xôi, phở. Tuy nhiên đây chỉ là một quan niệm do xã hội tạo nên chứ không có cơ sở dinh dưỡng. Cơ thể không phân biệt thức ăn theo bữa mà chỉ hấp thụ carbohydrate, chất béo và protein. 

Vì vậy, nếu bạn không thích các món ăn sáng điển hình, bạn vẫn có thể ăn bất cứ thực phẩm nào giàu dinh dưỡng, kể cả là bữa tối hôm trước hâm nóng lại. Yếu tố quan trọng hơn cả là chọn thực phẩm cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết để khởi đầu ngày mới.

Uống cà phê khi bụng đói

Nên uống cà phê cùng với bữa sáng đủ chất để bảo vệ dạ dày

Nên uống cà phê cùng với bữa sáng đủ chất để bảo vệ dạ dày

Người hay uống cà phê thay bữa sáng nên cân nhắc lại thói quen sinh hoạt này. Cà phê cung cấp năng lượng tức thì, nhưng không thể thay thế thực phẩm. Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng huyết áp và gia tăng cảm giác căng thẳng hoặc lo lắng. Tác động này càng dễ nhận thấy hơn khi tiêu thụ lúc bụng đói.  

Ngoài ra, uống cà phê mà không ăn sáng cũng có thể gây khó chịu dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược hoặc ợ nóng. Có trường hợp còn bị tiêu chảy vì cà phê sáng. Vì vậy bạn nên thưởng thức cà phê trong bữa sáng để làm chậm quá trình hấp thụ caffeine vào cơ thể, từ đó giảm tác động tiêu cực.

Không chuẩn bị bữa sáng từ trước

Vấn đề khiến nhiều người ngại ăn sáng là không có thời gian chuẩn bị cho kịp giờ đi học, đi làm. Để tạo thói quen ăn sáng đều đặn, bạn nên hạn chế việc nấu nướng phức tạp vào buổi sáng. Thay vào đó, hãy chuẩn bị bữa sáng nhanh gọn từ tối hôm trước như làm yến mạch ngâm qua đêm, bánh mì kẹp để sẵn trong tủ lạnh. Như vậy sau khi chào ngày mới, bạn vẫn có thể thưởng thức bữa ăn đủ chất mà không tốn thời gian chế biến. 

Đọc thêm tại bài viết sau: 5 thói quen ăn sáng tốt giúp "đánh bay" mỡ bụng

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì, phụ nữ mang thai và cho con bú,… Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Quỳnh Trang (Theo Self) - Theo Sức khỏe cộng
Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm