1. Tại sao bữa sáng lại quan trọng với người bệnh đái tháo đường?
Đối với người bệnh đái tháo đường, bỏ bữa sáng có thể có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu suốt cả ngày. Thậm chí, có một số nghiên cứu cho thấy, bỏ bữa sáng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn.
Ở một số bệnh nhân có lượng đường trong máu cao hơn vào buổi sáng vì gan phân hủy lượng đường dự trữ qua đêm. Vào thời điểm này, các tế bào của cơ thể cũng có thể kháng insulin hơn một chút.
Lượng đường trong máu cũng có thể tăng sau bữa sáng, điều này dễ gây ra một vòng luẩn quẩn, đó là: Lượng đường trong máu cao khiến chúng ta thèm ăn nhiều carbohydrate hơn, khi ăn nhiều calo và carbs lại khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì thế, ăn một bữa sáng lành mạnh có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến.
Bữa sáng lành mạnh giúp ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.
2. Cách xây dựng bữa sáng lành mạnh khi mắc bệnh đái tháo đường
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết, BVĐK Đức Giang, người bệnh đái tháo đường cần có kế hoạch cụ thể cho bữa ăn sáng và tránh chọn những thực phẩm làm tăng đột biến lượng đường trong máu.
Một bữa ăn sáng cung cấp khoảng 20-30% trên tổng số dinh dưỡng cả ngày là phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường. Bữa ăn sáng tốt nhất là một bữa ăn giàu protein, ít tinh bột, nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bữa sáng phù hợp có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói, chỉ số A1C (mức đường trong máu trung bình) và cân nặng. Lý do có thể là do bữa sáng có nhiều protein, chất béo lành mạnh, có ít carbohydrate. Protein và chất béo giúp chúng ta no lâu, từ đó dẫn đến ăn ít calo hơn trong ngày.
Ăn bữa sáng ít carbohydrate cũng sẽ giảm thiểu phản ứng glucose và giúp giữ lượng đường trong máu cân bằng suốt cả ngày. Thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp làm chậm phản ứng glucose sau bữa ăn và cân bằng lượng đường trong máu.
Các thực phẩm phù hợp với bữa sáng của người bệnh đái tháo đường nên tập trung chủ yếu vào:
Protein nạc: Trứng, cá, đậu hoặc các loại hạt.
Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, quả bơ, các loại hạt.
Chất xơ: Các loại yến mạch không đường, bánh mì nguyên hạt và bánh làm từ lúa mì nguyên hạt hoặc cám lúa mì, gạo lứt. Các loại rau không chứa tinh bột như cà chua, hành tây, các loại rau có lá màu xanh đậm.
3. Thực phẩm cần hạn chế để tránh tăng đột biến đường trong máu
Tránh carbohydrate đã qua chế biến
Không phải tất cả các loại carbs đều giống nhau về chất lượng. Carbs là nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng nhưng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, ăn sai cách có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt.
Người bệnh đái tháo đường cần tránh các loại carbs đã qua chế biến như: bánh mì trắng, bánh mì tròn, bánh ngọt, ngũ cốc có đường... Những thứ này không chỉ ít dinh dưỡng hơn ngũ cốc nguyên hạt mà còn có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Nên tránh ăn bánh ngọt vì làm tăng đột biến đường trong máu.
Thức uống chứa đường
Cần tránh các loại thức uống chứa nhiều đường như nước ngọt, nước ép trái cây nhiều đường, cà phê hoặc trà thêm đường.
Nên sử dụng sữa thực vật như sữa hạnh nhân không đường có ít carbohydrate hơn sữa bò và vẫn có hương vị tuyệt vời khi ăn cùng ngũ cốc.
Sữa chua có đường
Nên tránh tất cả các loại sữa chua có đường. Đặc biệt là các sản phẩm bán sẵn trên thị trường thường thêm nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo, chất tạo màu và hương vị.
Nên sử dụng sữa chua Hy Lạp nguyên chất, ít béo để tăng cường protein. Mặc dù tất cả các sản phẩm sữa đều giàu protein nhưng cách làm sữa chua Hy Lạp khiến cho nó có hàm lượng protein đặc biệt cao với 17 - 24g protein mỗi cốc.
Trái cây sấy khô
Thêm một ít trái cây trong bữa sáng cũng là cách tăng hương vị, cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường.
Nên chọn loại trái cây tươi, ít ngọt như: thanh long, táo, dâu tây, việt quất, mâm xôi, bưởi, ổi… Hạn chế sử dụng trái cây sấy khô vì tỷ lệ đường cao; Hạn chế uống nước ép vì dễ làm tăng đường huyết sau khi uống…
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Người bệnh đái tháo đường nên chọn loại bánh mì nào?
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.