Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng đường huyết sơ sinh

Những đứa trẻ mới được sinh ra với mức đường huyết rất khác nhau và sẽ thay đổi trong vài ngày đầu sau khi sinh, trước khi cơ thể trẻ có khả năng tự điều chỉnh. Tuy nhiên, đôi khi một số trẻ mới sinh có chứng tăng đường huyết bẩm sinh dễ gặp nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được điều chỉnh hoặc điều trị ngay sau khi sinh.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về chứng tăng đường huyết sơ sinh bao gồm các triệu chứng và những điều cha mẹ có thể làm để hỗ trợ điều trị tình trạng này ở trẻ sơ sinh.

Tăng đường huyết sơ sinh là gì?

Tăng đường huyết sơ sinh là tình trạng trẻ có lượng đường trong máu cao khi sinh. Tình trạng này ít phổ biến hơn so với hạ đường huyết sơ sinh – tình trạng lượng đường trong máu hạ thấp khi sinh.

Tăng đường huyết sơ sinh được định nghĩa là:

  • Glucose huyết thanh trên 150 mg/dL hoặc trên 8.3  mmol/l khi sinh
  • Glucose máu trên 125 mg/dL  hoặc trên 6.9 mmol/l khi sinh, bất kể tuổi thai

Tăng đường huyết sơ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh. Mặc dù đôi khi cơ thể trẻ sơ sinh tự điều chỉnh đường huyết khi chỉ số này tăng cao trong vài ngày đầu đời, nhưng tình trạng này có thể kéo dài đến 10 ngày. Đôi khi, đường huyết cao khi sinh có thể là dấu hiệu của các bất thường cũng như bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh là gì?

Thông thường, các dấu hiệu và triệu chứng của tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh có thể khó phân biệt vì trẻ chưa có bất kỳ lịch trình ăn uống hoặc ngủ nghỉ nào. Đôi khi trẻ không có triệu chứng nào cả, nhưng vẫn có một số triệu chứng mà mẹ có thể lưu ý:

  • Ngủ nhiều hơn bình thường
  • Đi tiểu thường xuyên hoặc tã ướt liên tục
  • Mất nước
  • Khát hoặc đói
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân
  • Thở nhanh
  • Mất ý thức

Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn với trẻ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được làm kiểm tra mức đường huyết cho trẻ để đảm bảo rằng đường huyết của trẻ bình thường. Cụ thể,  đối với trẻ sơ sinh là trong khoảng 70 - 150 mg/dL (3.9-8.3mmol/l).

Đọc thêm bài viết: Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Cả bệnh tiểu đường sơ sinh và tăng đường huyết sơ sinh nếu không được chẩn đoán đều có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA), tổn thương thần kinh và thậm chí tử vong nếu không được điều trị. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường sơ sinh là sự phát triển của thai nhi chậm lại, sau đó là cân nặng khi sinh thấp bất thường. Nếu bạn và con bạn gặp phải một trong hai tình trạng này, hãy cho trẻ làm xét nghiệm kiểm tra mức đường huyết của trẻ nhiều lần trước khi xuất viện để loại trừ bệnh tiểu đường sơ sinh. Hầu hết trẻ được xuất viện sau khi sinh vài ngày, vì vậy nếu bạn nghĩ rằng trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe, hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Nguyên nhân gây tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh?

Có thể có nhiều nguyên nhân tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sinh non và suy dinh dưỡng bào thai do thai bị chậm phát triển trong tử cung
  • Tăng hormone cortisol
  • Nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai
  • Vấn đề nội tiết tố
  • Vấn đề về bệnh gan
  • Nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch (TPN)
  • Nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng khác
  • Nguyên nhân do điều trị
  • Đái tháo đường sơ sinh thoáng qua, tự khỏi trong vòng 1 đến 18 tháng
  • Bệnh đái tháo đường đơn gen, gây ra bởi đột biến đơn gen
  • Thuốc người mẹ sử dụng trong quá trình mang thai

Điều trị cho trẻ bị tăng đường huyết sơ sinh?

Đôi khi trẻ không cần điều trị và mức đường huyết sẽ tự giảm xuống về mức bình thường trong vòng vài ngày sau sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tình trạng tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh có thể cần được điều trị tại đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.

Điều trị có thể bao gồm:

Bắt đầu điều trị bằng insulin

Việc bắt đầu điều trị bằng insulin ngay cho trẻ sơ sinh vẫn còn đang gây tranh cãi và chỉ nên được xem xét nếu mức đường huyết của trẻ bằng hoặc trên 250 mg/dL (13.9mmol/L) và nếu lượng đường trong nước tiểu lớn hơn 2+ trong hai lần đo khác nhau, cách nhau 4 giờ trở lên. Thông thường, liệu pháp insulin được thực hiện thông qua liệu pháp truyền insulin dưới da liên tục, giúp hàm lượng insulin được định lượng chính xác hơn để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Đọc thêm bài viết: Làm gì khi trẻ sơ sinh không tăng cân?

Giảm dextrose

Hạn chế lượng dextrose, một loại đường cho trẻ sơ sinh trong vài ngày đầu đời. Dextrose thường được dùng cho trẻ sơ sinh để giúp điều chỉnh lượng đường trong máu thấp sau khi sinh.

Xét nghiệm di truyền

Các bác sĩ khuyến nghị rằng trẻ sơ sinh bị tăng đường huyết sơ sinh cần làm xét nghiệm di truyền ngay cả khi đường huyết trong máu của trẻ tự hạ trở về mức bình thường. Nếu tình trạng tăng đường huyết ở trẻ sơ sinh được điều trị quá mức bằng insulin thì sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Từ đó làm tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm