Một nghiên cứu năm 2012 đã xem xét 6.381 trẻ em từ 7 - 11 tuổi cho thấy, gần 12% trẻ bị đổ mồ hôi đêm hàng tuần. Đổ mồ hôi ban đêm có thể xảy ra với trẻ em ở mọi lứa tuổi. Chúng có thể xảy ra thường xuyên hoặc chỉ thỉnh thoảng. Đôi khi tình trạng này có liên quan đến một vấn đề về sức khỏe nhưng cũng có thể là không có lý do nào cả.
Đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ thể hiện nhiều vấn đề khác nhau. Trẻ có thể khỏe mạnh và khô ráo trong cả ngày, nhưng khi ngủ say, chúng có thể có:
Ngoài đổ mồ hôi, trẻ có thể có:
Đọc thêm bài viết: Làm thế nào để hết đau răng vào ban đêm?
Nguyên nhân gây đổ mồi hôi khi ngủ đêm
Đổ mồ hôi ban đêm có thể được chia thành 2 loại tùy thuộc vào nguyên nhân, đó là: Đổ mồ hôi nguyên phát (đổ mồ hôi không có lý do hoặc vì trẻ cảm thấy quá khó chịu) và đổ mồ hôi thứ phát (đổ mồ hôi khắp người vì lý do sức khỏe nào đó).
Nhiệt độ phòng cao
Đổ mồ hôi ban đêm là tình trạng phổ biến ở trẻ em ở mọi lứa tuổi. Chúng đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Cho trẻ đắp quá nhiều chăn khi ngủ hoặc trong phòng quá ấm có thể khiến tình trạng đổ mồ hôi ban đêm trở nên tồi tệ hơn. Các khuyến nghị nêu ra rằng, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên mang theo bất kỳ gối, chăn hoặc các vật dụng nào khác khi ở trong nôi.
Không vì lý do cụ thể
Bạn đã tắt máy sưởi và em bé chỉ đang mặc một chiếc áo khoác mỏng, nhưng vẫn có những vệt mồ hôi ẩm ướt trên gối. Đôi khi, đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ em xảy ra mà không có lý do nào cả. Trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏ có nhiều tuyến mồ hôi hơn người lớn và cơ thể trẻ chưa học được cách cân bằng nhiệt độ cơ thể một cách hiệu quả như cơ thể người lớn. Điều này có thể dẫn đến đổ mồ hôi vào ban đêm mà không có lý do nào cả.
Do di truyền
Nếu bạn dễ đổ mồ hôi nhiều thì tình trạng này có thể di truyền trong gia đình. Con bạn có thể có cùng gen khỏe mạnh khiến tuyến mồ hôi hoạt động nhiều.
Cảm lạnh thông thường
Tình trạng đổ mồ hôi ban đêm có thể là do trẻ đang chống lại cảm lạnh. Cảm lạnh thông thường thường là một bệnh nhiễm virus không gây hại. Trẻ em dưới 6 tuổi rất dễ bị cảm lạnh và các triệu chứng thường kéo dài hơn một tuần. Ngoài ra, trẻ có thể gặp triệu chứng cảm lạnh khác như: nghẹt mũi, sổ mũi, hắt xì, tắc nghẽn xoang, đau họng, ho, đau nhức cơ thể (mặc dù điều này thường liên quan đến bệnh cúm)
Các bệnh lý về hô hấp khác
Đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ có thể phản ảnh các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến mũi, họng và phổi. Không phải tất cả trẻ có những tình trạng sức khỏe này sẽ bị đổ mồ hôi ban đêm, tuy nhiên nghiên cứu y học phát hiện ra rằng, những trẻ bị đổ mồ hôi đêm có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe khác như:
Thay đổi nội tiết
Trẻ lớn hơn có thể bị đổ mồ hôi đêm do thay đổi nội tiết tố. Tuổi dậy thì có thể bắt đầu sớm nhất là 8 tuổi ở bé gái và 9 tuổi ở bé trai. Tuổi dậy thì có thể khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn, hoặc bắt đầu đổ mồ hôi ban đêm. Sự khác biệt mà bạn có thể nhận thấy đó là mùi mồ hôi. Nếu trẻ bắt đầu có mùi cơ thể, nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm có thể là do trẻ đang bắt đầu dậy thì.
Viêm phổi quá mẫn (HP) là một loại viêm phổi (sưng và đỏ) tương tự như dị ứng. Bệnh lý này có thể xảy ra do hít phải bụi hoặc nấm mốc. Tình trạng này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Viêm phổi quá mẫn có các triệu chứng giống như bệnh viêm phổi hoặc nhiễm trùng ngực. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh nhiễm trùng và các triệu chứng sẽ không thuyên giảm khi dùng thuốc kháng sinh.
Bệnh viêm phổi quá mẫn có thể bắt đầu từ 2 - 9 giờ sau khi hít phải bụi hoặc nấm mốc. Các triệu chứng thường sẽ tự biến mất sau 1 - 3 ngày nếu nguyên nhân gây viêm được loại bỏ. Bệnh lý này phổ biến hơn ở trẻ em bị hen suyễn và các bệnh dị ứng khác. Cùng với đổ mồ hôi ban đêm, trẻ có thể có các triệu chứng như: ho, hụt hơi, ớn lạnh, sốt và mệt mỏi
Ung thư ở trẻ em
U bạch huyết và các loại ung thư khác là nguyên nhân rất hiếm gặp gây đổ mồ hôi ban đêm. U lympho Hodgkin có thể xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bất kỳ loại ung thư nào ở trẻ em đều nguy hiểm và rất khó khăn cho cả trẻ em và cha mẹ. Mặc dù vậy, loại ung thư hạch này có tỷ lệ điều trị thành công hơn 90%.
Thông thường, ung thư hạch bạch huyết và các bệnh tương tự khác ở giai đoạn muộn mới gây ra các triệu chứng như đổ mồ hôi ban đêm. Vì vậy, rất khó có khả năng đây là nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác phổ biến hơn của bệnh ung thư như: sốt, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, giảm cân, khó nuốt, khó thở, ho.
Đọc thêm bài viết: Cho con bú sau khi trẻ mọc răng
Điều trị đổ mồ hôi đêm ở trẻ em
Với nhiều trường hợp, rất có thể trẻ không cần điều trị gì bởi đổ mồ hôi thường xuyên khi ngủ là điều bình thường đối với nhiều trẻ, đặc biệt là các bé trai.
Bạn nên thử cho trẻ mặc những bộ đồ ngủ nhẹ, thoáng khí. Cùng với đó là chọn bộ ga giường mát và giữ cho phòng luôn thông thoáng vào ban đêm. Nếu có một nguyên nhân sức khỏe tiềm ẩn nào đó như cảm lạnh hoặc cúm thì chứng đổ mồ hôi ban đêm có thể sẽ biến mất sau khi trẻ đã khỏi bệnh. Điều trị và duy trì sức khoẻ có thể giúp kiểm soát chứng đổ mồ hôi ban đêm ở một số trẻ.
Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ?
Nếu trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm và gặp các tình trạng dưới đây thì bố mẹ cần cho trẻ đi khám để xác định chính xác tình trạng bệnh. Các triệu chứng cần chú ý bao gồm:
Bố mẹ cần cho trẻ đi cấp cứu ngay nếu trẻ bị sốt hơn 2 ngày hoặc tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Đôi khi trẻ em, đặc biệt là bé trai đổ mồ hôi vào ban đêm mà không có lý do sức khỏe nào cả. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ không cần phải điều trị chứng đổ mồ hôi ban đêm. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ sự lo lắng nào về tình trạng sức khỏe của trẻ, bố mẹ nên cho trẻ đi khám để đảm bảo trẻ luôn phát triển khỏe mạnh.
Đổ mồ hôi trộm rất hay gặp ở trẻ nhỏ những tháng đầu sau sinh, kèm theo các dấu hiệu ngủ không ngon giấc, tóc thưa rụng, chậm biết lẫy, mọc răng... Đây có thể là dấu hiệu của bệnh còi xương, vì vậy, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng sớm để tránh bị các biến chứng suy dinh dưỡng, thấp lùn... về sau này.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.