Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ dinh dưỡng giúp ngừa biến chứng cho người bệnh đái tháo đường

Mắc bệnh đái tháo đường đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh thận, các vấn đề về mắt và thần kinh cao hơn so với người bình thường. Để kiểm soát bệnh, phòng ngừa các biến chứng, người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với cá nhân.

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng tốt hơn.

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với cá nhân?

Nếu mắc bệnh đái tháo đường, hoặc đang gặp phải tình trạng tiền đái tháo đường, các bác sĩ, chuyên gia y tế có thể khuyên bạn nên tới gặp các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho chính mình.

Theo đó, chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết, kiểm soát cân nặng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới các biến chứng đái tháo đường. Các yếu tố này có thể bao gồm tình trạng tăng huyết áp, mỡ máu cao.

Người bệnh đái tháo đường nên có chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát đường huyết

Người bệnh đái tháo đường nên có chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát đường huyết.

Tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng của từng người mà các chuyên gia có thể đưa ra các điều chỉnh phù hợp để giúp bạn có được chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp nhất, kiểm soát đường huyết hàng ngày để ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường.

Các thực phẩm bạn ăn ảnh hưởng thế nào tới nguy cơ biến chứng đái tháo đường?

Trước tiên, các thực phẩm bạn chọn ăn hàng ngày sẽ có tác động lớn tới lượng đường huyết mục tiêu, cũng như cân nặng của bạn.

Đây là lý do tại sao các chuyên gia thường khuyên bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát đường huyết trong ngưỡng mục tiêu, cũng như duy trì được cân nặng ổn định.

Ngoài ra, một số thực phẩm bạn chọn ăn hàng ngày cũng có thể giúp ngăn ngừa, kiểm soát các biến chứng đái tháo đường cụ thể.

Để giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch

- Nên ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, trái cây, rau củ… hàng ngày.

- Ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Để làm được điều này, người bệnh đái tháo đường nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần; Chọn ăn thịt nạc, thịt gia cầm đã lọc bỏ da, các sản phẩm từ sữa ít béo.

- Hạn chế muối bằng cách sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để tăng hương vị cho món ăn; Hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.

- Nên chọn các phương pháp chế biến thức ăn ít dùng dầu mỡ như nướng, hấp hoặc luộc.

- Nên ăn các loại hạt, quả hạch; Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu lăng…

Để kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ tổn thương thận, tổn thương mắt và biến chứng tim mạch

Người bệnh đái tháo đường nên thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc chế độ ăn DASH (chế độ ăn lành mạnh, được thiết kế với mục đích phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp).

Nhìn chung, các chế độ ăn này đều tập trung vào việc ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, các sản phẩm từ sữa ít béo, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, cá và các loại hạt, quả hạch.

Để kiểm soát cân nặng, phòng ngừa hầu hết các biến chứng đái tháo đường

- Ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa.

- Hạn chế các loại thịt đỏ nhiều chất béo “xấu”.

Nhìn chung, việc ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường sẽ liên quan tới việc kiểm soát đường huyết, ổn định mức cholesterol và kiểm soát huyết áp ổn định.

Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh còn cần chú ý tập thể dục đều đặn, cũng như tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để có cuộc sống lành mạnh hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lưu ý cho người bệnh đái tháo đường để tránh biến chứng bàn chân.

Vi Bùi - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
Xem thêm